Việt Nam sẽ tăng cường bảo vệ cho 3 vị trí lãnh đạo cấp cao

© iStock.com / LightFieldStudiosVệ sĩ đang hộ tống khách hàng
Vệ sĩ đang hộ tống khách hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2023
Đăng ký
Trong dự thảo luật mới, Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối ca là 3 vị trí lãnh đạo cấp cao được Bộ Công an đề xuất bố trí lực lượng cảnh vệ để bảo vệ.
Nếu được thông qua, các vị trí này sẽ được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, xe cảnh sát dẫn đoàn trong trường hợp cần thiết. Dù vậy, các vị trí này sẽ không được nhiều chế độ bảo vệ như 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Bộ Công an sẽ sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ

Kể từ ngày 19/4, Bộ Công an tiến hành lấy ý kiến trong 2 tháng đối với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung người giữ chức danh Thường trực Ban Bí thư thuộc diện được cảnh vệ. Tương tự dự thảo ra tháng 10/2022, bản lần này tiếp tục đề xuất hai trường hợp cảnh vệ là Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao.
Theo quy định hiện nay, Điều 10 Luật Cảnh vệ cho phép 37 cán bộ thuộc trường hợp được cảnh vệ là: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng và các ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội và Phó Thủ tướng.
Cảnh sát tại hiện trường vụ tấn công Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở tỉnh Wakayama - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2023
Lãnh đạo công ty bảo vệ VIP nói về vụ Kishida: cảnh sát rút ra bài học sau vụ ám sát Abe
Trong dự tháo mới, Bộ Công an cũng quy định rõ hơn và thu hẹp phạm vi được cảnh vệ với "sự kiện đặc biệt quan trọng". Theo đó, các sự kiện thuộc diện này là: hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ tổ chức hoặc đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức.

Cụ thể hóa quyền hạn của lực lượng cảnh vệ

Cũng theo đề xuất của Bộ Công an, bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc, chỗ hoạt động; bảo đảm an toàn về đồ dùng, vật phẩm, đồ ăn uống, phương tiện đi lại.
Các lãnh đạo chủ chốt cũng sẽ đi công tác bằng ôtô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường, đi tàu hỏa bằng toa riêng, đi máy bay được dùng chuyên khoang hoặc chuyên cơ.
Thường trực Ban Bí thư được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc và khi đi công tác bằng ôtô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
Còn lại, các vị trí khác gồm Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ không được hưởng nhiều chế độ bảo vệ như bốn lãnh đạo chủ chốt. Các vị trí này sẽ được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, xe cảnh sát dẫn đoàn trong trường hợp cần thiết.
Thiếu tá Đặng Hồng Nhung bảo vệ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 17/11/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Chân dung nữ cảnh vệ - ‘Lá chắn sống’ cho các nguyên thủ
Ngoài ra, Bộ Công an còn đề xuất cụ thể hóa quyền hạn của lực lượng cảnh vệ để thuận lợi trong công việc.
Theo đó, Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ được bổ sung quyền phát hành thẻ, phù hiệu phục vụ công tác cảnh vệ trong và ngoài nước. Trong trường hợp cần thiết, Tư lệnh được quyền quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ ở nước ngoài.
Đồng thời, dự thảo còn bổ sung thẩm quyền của lực lượng cảnh vệ: "Xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала