Giá điện sẽ tăng sau lễ 30/4-1/5?

© Ảnh : TTXVN - Trần Quốc ViệtKiểm tra thiết bị trạm biến áp 220Kv Xuân Mai, Hà Nội.
Kiểm tra thiết bị trạm biến áp 220Kv Xuân Mai, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Đăng ký
Bộ Công Thương đã có văn bản đồng ý cho EVN thực hiện điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tối đa 3% và thời điểm điều chỉnh là sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2023.
Bộ Công Thương cũng đề nghị EVN thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện, cải thiện tình hình tài chính, bao gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đàm phán với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, hộ bán điện theo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Giá điện sẽ tăng tối đa 3% ngay sau kỳ nghỉ lễ?

Bộ Công Thương cho biết đã nhận được văn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc hướng dẫn thực hiện tăng giá bán lẻ điện.
Bộ Công Thương yêu cầu EVN thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
“Việc tăng giá điện thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ là không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân”, TTXVN/Vietnam+ dẫn thông tin từ Bộ Công Thương cho hay.
Tấm năng lượng mặt trời và tuabin gió sản xuất ra điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
Việt Nam có 34 nhà máy điện sạch đang "nằm chờ" cơ chế
Bộ Công Thương đề nghị EVN thực hiện điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 ở mức tối đa 3% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và thời điểm điều chỉnh sau dịp nghỉ lễ 30/4-01/5/2023.
Còn trên báo Thanh Niên nêu, giá bán lẻ điện bình quân hiện hành tại Việt Nam được duy trì 4 năm nay với 1.864,44 đồng/kWh. Nếu tăng tối đa 3%, giá điện bình quân sẽ tăng thêm 55,9 đồng/kWh.
Căn cứ theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, nếu giá bán điện bình quân tăng 3 - 5% so với mức giá hiện hành, EVN được quyết định điều chỉnh giá.
Mức giá bán lẻ bình quân tăng từ 5% đến dưới 10% thì thẩm quyền thuộc Bộ Công thương và tăng từ 10% trở lên thì sẽ báo cáo Chính phủ xin ý kiến.
Có thể thấy, nếu giá điện được điều chỉnh với mức tăng 3%, thì việc tăng giá điện lần này vẫn thuộc thẩm quyền của EVN.

Hài hoà lợi ích

Để thực hiện tăng giá điện, EVN được yêu cầu khẩn trương rà soát toàn bộ các yếu tố đầu vào, cơ cấu chi phí, xác định rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của tình trạng tài chính hiện nay.
Ngoài ra, Bộ cũng giao EVN thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện, cải thiện tình hình tài chính, bao gồm việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đàm phán với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, hộ bán điện theo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.
EVN cũng cần xây dựng đề án truyền thông tổng thể, toàn diện, bảo đảm thuyết phục, hiệu quả, tạo đồng thuận xã hội.
Cùng với đó, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chương trình vận động, tuyên truyền thực hành tiết kiệm điện; phát động phong trào tiết kiệm điện trong toàn xã hội và các đơn vị thành viên của EVN.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2023
EVN sắp hết tiền, giá điện chắc chắn tăng

EVN chịu lỗ và gặp nhiều khó khăn

Trước đó, theo tính toán của EVN, năm 2023 nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, EVN dự kiến số lỗ sẽ lên đến 64.941 tỷ đồng.
Trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng, dẫn đến tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận định, với số lỗ dự kiến này, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, tập đoàn sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.
Tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021 và năm 2022 mới đây, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực nêu rõ, năm 2022, do bị lỗ hơn 26.000 tỷ đồng nên sức ép tăng giá điện đang ngày càng lớn đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Cụ thể, EVN báo cáo bị lỗ 26.000 tỷ đồng do giá than trộn trong nước của Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc năm 2022 đã tăng bình quân từ 34,7 - 46,4% so với giá than trộn bình quân từng loại của năm 2021, làm tăng chi phí của hầu hết các nhà máy nhiệt điện than.
Ngoài ra, giá than nhập khẩu năm 2022 lên tới 362,8 USD/tấn, tăng 163% so với năm trước đó. Đặc biệt, riêng thời điểm tháng 4, giá than thế giới tăng vọt lên tới 705,4 USD/tấn, tăng 411% so với mức bình quân của năm 2021.
Giá khí cũng tăng 27,4% trong khi tỷ giá tăng tổng cộng 495,3 đồng/USD, tương ứng tăng 2,2% so với bình quân năm 2021 khiến doanh nghiệp sản xuất điện bị lỗ, gặp vô vàn khó khăn khi chi phí mua điện từ các nhà máy từ nhiệt điện khí, nhiệt điện than nhập khẩu, nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc và các nhà máy năng lượng tái tạo tăng cao.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Hoà cho biết, hiện EVN đã xây dựng phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, Bộ Công Thương đang phối hợp các cơ quan liên quan để rà soát và lên phương án phù hợp hài hòa lợi ích, đảm bảo tình hình tài chính của EVN và các mục tiêu điều hành ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN, năm 2022 là năm rất khó khăn của tập đoàn khi bị lỗ rất lớn.
Tuyên Quang: Tạo đột phá trong phát triển công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Sụt giảm kỷ lục, 2 lĩnh vực từng là động lực thành lực cản tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Ông Nam nhấn mạnh, bản thân EVN đã nỗ lực rất lớn để khắc phục khó khăn nhưng khủng hoảng nhiên liệu đầu vào của thế giới năm 2022, gồm cả khí, than và dầu, chi phí đầu vào của EVN tăng rất cao.
Trong đó, giá than có những giai đoạn tăng gấp 4 lần so với năm 2021, giá dầu tăng gấp đôi khiến chi phí sản xuất điện tăng rất mạnh.
“Khoản chênh lệch tỷ giá hơn 14.000 tỷ đồng chưa hạch toán vào giá điện như vậy là rất lớn nhưng do yếu tố đảm bảo an sinh xã hội nên chưa đưa khoản này vào chi phí giá thành điện”, ông Nam lý giải.
Theo quy định, EVN sẽ phải có các báo cáo và đề xuất chi phí của tập đoàn cụ thể, rõ ràng. Việc tăng giá điện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân, nền kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала