Bất chấp lạm phát, Mỹ mua hàng Việt Nam nhiều nhất

© Ảnh : TTXVN - Trần Thị Mỹ PhươngThành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội “Nông sản đặc sản vùng miền 2023”
Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội “Nông sản đặc sản vùng miền 2023” - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2023
Đăng ký
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tháng 4, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang u ám.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, với kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD.
Chỉ số giá một loạt nhóm hàng hóa, dịch vụ đã đi xuống do hoạt động giảm giá, kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức mua thấp.

Mỹ mua hàng hóa của Việt Nam nhiều nhất

Ngày 29/4, Tổng cục Thống kê có báo cáo cho biết, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27,54 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng 3. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Mỹ là thị trường mua hàng hóa của Việt Nam nhiều nhất, kim ngạch ước đạt 28,4 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, điện thoại và linh kiện đạt hơn 17,4 tỷ USD, giảm 17,3% so với với cùng kỳ năm 2022; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 16,13 tỷ USD, giảm 8,9%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt hơn 13 tỷ USD, giảm 5,9%; Dệt may đạt 9,57 tỷ USD, giảm 19,3% và giày dép đạt 6,13 tỷ USD, giảm 16,3%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4 khoảng 26,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng 3. Luỹ kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 102,22 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch ước đạt 33,3 tỷ USD.
Công ty TNHH Bảo Long: Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất máy bơm nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2023
Vạ lây: Đạo luật Mỹ chống Trung Quốc giáng đòn vào xuất khẩu Việt Nam
Vì nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục có thặng dư thương mại. Tính chung 4 tháng, cả nước xuất siêu khoảng 6,35 tỷ USD (cùng kỳ năm 2022 xuất siêu 2,35 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,04 tỷ USD; khu vực vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,39 tỷ USD.

Chỉ số CPI âm trong tháng 4

Cũng theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê ngày 29/4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 đã giảm 0,34% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tăng 0,39% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,81%.
Trung bình trong 4 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,84% so với cùng kỳ năm ngoái; lạm phát cơ bản tăng 4,9%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,84%).
Trong mức giảm 0,34% của CPI tháng 4, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, còn 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.
Theo đó, giáo dục là nhóm giảm CPI mạnh nhất, khi giảm 1,3% (tác động làm CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm). Lý do chủ yếu là vào ngày 20/12/2022, Chính phủ ra Nghị quyết số 165, yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ người dân. Theo nghị quyết này, một số địa phương đã giảm mức học phí sau khi thu theo Nghị định số 81/2021 ngày 27/8/2021 của Chính phủ.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,83%, phần lớn là do giá gas giảm 12,36%. Từ ngày 1/4, giá gas trong nước giảm 62.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 180 USD/tấn (từ mức 730 USD/tấn xuống mức 550 USD/tấn). Giá điện sinh hoạt giảm 0,98%; giá nước sinh hoạt giảm 0,77%; giá dầu hỏa giảm 3,82% đợt điều chỉnh giá ngày 3/4, 11/4 và 21/4. Tuy vậy, giá thuê nhà tăng 0,65%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,22%.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,45%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói giảm 1,95%; nhà khách, khách sạn giảm 1,38% do một số công ty du lịch giảm giá để kích cầu.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,38% (làm CPI chung giảm 0,13 điểm phần trăm), trong đó, lương thực tăng 0,3% (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm giảm 0,71% (làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,13% (làm CPI tăng 0,01 điểm phần trăm).
Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14% do giá phụ kiện smartphone giảm. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,08%, chủ yếu ở các mặt hàng điện lạnh do các trung tâm điện máy, siêu thị giảm giá để kích cầu. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,08% do nhu cầu tiêu dùng giảm.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2023
Chìa khoá dẫn đến thành công kinh tế của Việt Nam
Giao thông là một trong 4 nhóm hàng hóa có CPI tăng. Trong tháng 4, chỉ số CPI của mảng giao thông đã tăng 0,43% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm), chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 1,09% (làm CPI chung tăng 0,04 điểm phẩn trăm) và giá vận tải tăng.
Còn lại, các nhóm khác như nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,35%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,02%.
Lạm phát cơ bản tháng 4 đã tăng 0,13% so với tháng trước, và tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình 4 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,9% so với cùng kỳ, cao hơn CPI bình quân chung (tăng 3,84%).
Số liệu thống kê ghi nhận, bình quân giá xăng dầu trong nước trong 4 tháng đầu năm giảm 12,22% so với cùng kỳ, trong khi giá gas giảm 6,73%, giúp kiềm chế tốc độ tăng của CPI. Tuy nhiên, đây lại thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала