Những bài ca Nga bộ đội Cụ Hồ yêu thích

© AP Photo / PHUCác thiếu nữ bên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Sài Gòn
Các thiếu nữ bên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2023
Đăng ký
Những bài hát Nga như Kachiusa, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Thời thanh niên sôi nổi, Siberia nở hoa, Đôi bờ, Chiều hải cảng… và nhiều bài hát Nga và Xô Viết khác đã đồng hành cùng với những người lính quân đội nhân dân Việt Nam trên đường hành quân, những lúc nghỉ ngơi sau các trận đánh trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước.
Trong những ngày này, cả đất nước Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam, từ cực Bắc tới cực Nam, khắp mọi miền tưng bừng kỷ niệm 48 năm ngày Thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân, thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất nhưng cũng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam được thống nhất, được hòa bình.
Chiến thắng 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam có sự đóng góp to lớn, thiết thực và hiệu quả về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân Liên Xô, quân đội Liên Xô. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ bầu trời miền Bắc của Tổ quốc, giải phóng miền Nam ấy những bài hát Nga, những cuốn sách Nga đã là món ăn tinh thần vô giá của bộ đội Cụ Hồ.

Những câu chuyện kể

Trong nghề làm báo của mình, tôi đã có vinh dự được gặp gỡ, trò chuyện, phỏng vấn nhiều cựu chiến binh Việt Nam và Liên Xô. Mỗi câu chuyện họ kể, với tôi, là trang sử, là ý chí, là tinh thần quả cảm, là sức chịu đựng vô biên, nhưng cũng là những tình cảm, xúc cảm, tấm lòng đặc biệt. Nhưng, có lẽ, điều làm tôi ấn tượng nhất chính là câu chuyện về những bài hát Nga, những quyển sách Nga đã cùng đi với họ dọc theo những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
Ông Skrebliukov và ông Ninh Công Khoát tại Bảo tàng Lịch sử Quân đội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2022
“Chuyến công tác đặc biệt” vẫn tiếp tục
Một lần, trong cuộc trả lời phỏng vấn cho tôi, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Xuân Đài, người đã bắn rơi máy bay của phi công John Mc.Cain cho biết: Với những chiến sĩ bảo vệ bầu trời Hà Nội những năm 1960, 1970 bài hát Nga “Đôi bờ” là một trong những bài hát Nga được yêu thích nhất. Bài hát đã khích lệ tinh thần các chiến sĩ, những người đã được các chuyên gia quân sự Liên Xô dạy điều khiển vũ khí và bắn máy bay Mỹ. Những người lính Việt Nam và những chuyên gia quân sự Liên Xô đã cùng nhau chiến đấu trên một mặt trận, cùng nhau hát những bài hát Nga và những bài hát Việt.

“Giờ tôi chỉ còn nhớ một câu tiếng Nga trong bài hát “Đôi bờ” thôi “nhưng câu thơ sau về tình bạn thì tôi còn nhớ nguyên văn tiếng Nga: «Plechom k plechy s russkim drugom v odnom okope. On menya nazyvaet "tovarish", i ya ego nazyvayu"đồng chí" (“Vai kề vai với người bạn Nga chúng tôi cùng trên một chiến hào. Anh ta gọi tôi là “tovarish”, tôi gọi anh là “đồng chí”), - Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Xuân Đài chia sẻ với tôi.

Ông Nguyễn Thành Quang, nguyên sĩ quan Bộ tư lệnh Công binh, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 nói rằng, những người lính Việt Nam là những người rất yêu mến nước Nga và noi theo gương của những chiến sĩ Hồng quân Xô Viết. "Cachiusa" - bài hát nói về tình yêu của một thiếu nữ Nga dành cho người yêu ngoài mặt trận là bài hát yêu thích nhất của bộ đội vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam.
“Là lính bộ binh, chúng tôi hành quân chủ yếu về ban đêm, mỗi đêm hành quân chừng 25-30 km, vượt suối, trèo đèo. Nói chung rất vất vả, nhưng với tinh thần quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, chúng tôi hành quân trên đường và đã hát những bài hát Nga. Bài hát chúng tôi hay hát nhất là bài “Cachiusa. Đào vừa ra hoa cành lá gió đưa vầng trăng tà...”, - Nguyên sĩ quan Bộ tư lệnh Công binh Nguyễn Thành Quang chia sẻ kỷ niệm với phóng viên Sputnik và hát lời bài Cachiusa bằng tiếng Việt.

Những bài ca Nga sống mãi trong lòng người Việt

Cachiusa dường như là một trong những bài hát Nga được công chúng Việt Nam yêu mến nhất, thấm sâu vào lòng người nhất, được phổ biến rộng rãi nhất.Trong chiến tranh, Cachiusa cũng là bài hát để lại trong lòng người lính nhiều cảm xúc nhất
Nhà thơ Lê Đình Cảnh có bài thơ “Khúc tình xa của mai sau”:
Ca-chiu-sa
Hát nghe như khúc tình ca quê mình!
Đôi ta như bóng với hình
Như thương là lẽ thường tình khi xa
Trong bài thơ “Ca-chiu-sa hát ở biên thùy”, nhà thơ Phạm Khoa Văn viết:
Bài hát Ca-chiu-sa
Người lính biên phòng nào không thuộc
Còn nhà thơ quân đội Anh Ngọc trong bài “Một lần hát ca khúc Nga” đã nhắc lại kỷ niệm về những ngày hành quân trên chiến trường chống Mỹ:
Chợt thấy nhớ một tiếng đàn ghi ta
Đang hát về một bờ sông ẩm ướt
Cô nàng Ca-chiu-sa đi gánh nước
Bước lên từng bậc dốc cao cao
Chúng tôi đã gặp cô ở đâu
Trong bài hát Nga đung đưa bím tóc
Bắp chân trần bám đầy bùn đất
Đi qua sương sớm những bờ sông…
Những bài hát Nga như Kachiusa, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Thời thanh niên sôi nổi, Siberia nở hoa, Đôi bờ, Chiều hải cảng…và nhiều bài hát Nga và Xô Viết khác đã đồng hành cùng với những người lính quân đội nhân dân Việt Nam trên đường hành quân, những lúc nghỉ ngơi sau trận đánh trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước.
Ở tuổi 87, ông Nguyễn Túc vẫn gắn mình với công tác Mặt trận trong vai trò Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - xã hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Gặp người đầu tiên nhận tin miền Nam giải phóng
Ngày nay, ở Việt Nam, những bài hát đó vẫn rất phổ biến và được yêu thích cùng với những bài hát khác như Chiều Moskva, Cây thùy dương, Cánh đồng Nga, Nước Nga – Tổ quốc tôi, Triệu đóa hồng, Dòng Volga xinh đẹp,… Đó là những bản tình ca, những bài ca tâm hồn về tuổi trẻ, về ý chí, tổ quốc và tình yêu - những bài ca vượt thời gian và năm tháng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала