Bạo lực học đường - Bao giờ mới chấm dứt?

© Depositphotos.com / KmiragayaСô gái khóc
Сô gái khóc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Phóng viên Sputnik đã cùng trao đổi với chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo lực học đường, xem vấn đề có thể đi xa đến đâu, như trong câu chuyện mới đây của một nữ sinh ở Nghệ An.
Liên tiếp các vụ học đường diễn ra trong thời gian gần đây. Hơn một tuần sau sự ra đi của nữ sinh tại trường THPT chuyên Đại học Vinh. Nỗi xót xa vì sự ra đi của một cô gái trẻ ở tuổi đời rực rỡ nhất chỉ vì bạo lực học đường ở một lớp chọn, tại trường chuyên càng khiến dư luận hồ nghi về môi trường học đường ngày nay. Câu chuyện đau lòng là lời cảnh tỉnh đến gia đình, nhà trường mà cả hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Hương cũng đưa ra quan điểm, cần phải biết rõ nguyên nhân gốc rễ vấn đề. Quy định rõ ràng đã có. Bất kỳ ở đâu và khi nào đều không chấp nhận bạo lực học đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những cái vấn đề này nó trầm trọng. Cuộc sống nhàm chán cũng là một lý do để các con dễ nghĩ ra những hành vi xấu, những trò đùa độc hại.

“Nhưng nguyên nhân ở đây là trẻ em đang không có cuộc sống bình thường hay nói cách khác là cuộc sống nhàm chán. Tất cả xoay quanh việc học và hưởng thụ. Gia đình và nhà trường thường tạo điều kiện cho con không phải làm việc nhà, chỉ cần học. Không có giờ lao động, không có hoạt động cộng đồng. Các giờ học lao động giờ đi đâu? Thậm chí, giờ trẻ con đi dã ngoại cũng là một đơn vị nào đó cung cấp bữa ăn trưa cho các em. Nhàn cư vi bất thiện, đó là đặc trưng của con người”.

Theo TS. Vũ Thu Hương, từ những câu chuyện bạo lực học đường xảy ra gần đây cho thấy, những hành động này không phải bộc phát. Những câu chuyện này đều có kế hoạch, tổ chức, phân công lẫn nhau để hành hạ một bạn trong lớp. Điều này chứng minh rằng, hành động này không xuất phát từ tâm lý “bị tổn thương” của một người. Rõ ràng ở đây có sự nhàm chán. Các hoạt động trong ngày đều lặp đi lặp lại mà không có sự đổi mới. Nếu như các con bận rộn hơn với nhiều hoạt động, trách nhiệm thì chắc chắn hiện tượng này sẽ ít đi.

Gia đình và nhà trường cần làm gì?

Sau sự việc đau lòng vừa qua, câu hỏi đặt ra đặt ra liệu phía nhà trường đã nhận thấy cần phải thay đổi điều gì trong trường hay không. Điều mà đến nay chuyên gia tâm lý TS. Vũ Thu Hương vẫn chưa nhìn thấy phương án từ phía nhà trường để không xảy ra những câu chuyện bạo lực học đường tương tự.
treo cổ tự tử  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử nghi do bạo lực học đường: Mất con là một tổn thất cực kỳ lớn
Trao đổi với Sputnik, TS. Hương đưa ra giải pháp, rằng có thể dựa trên câu chuyện có bắt nạt học đường hay không để đánh giá cao hơn về hạnh kiểm và học bạ hoặc để quyết định có đủ điều kiện học cấp tiếp theo hay không. Có lẽ, khi đó hiện tượng này sẽ được giảm bớt. Ở đây, cần phải thay đổi toàn bộ môi trường học đường, xuất phát từ phía Bộ Giáo dục.
“Tại Việt Nam, cần phải có thêm đánh giá về lao động trong học đường và có hình ảnh minh chứng cho những hành động lao động đó, cho tất cả kỳ kiểm tra, tuyển sinh.... Phải có văn phòng tâm lý học đường, phải do những người không phải người trong nhà trường phụ trách”, chuyên gia tâm lý TS. Vũ Thu Hương nhấn mạnh.
Phòng tâm lý học đường này đáng ra phải được quản lý bởi cơ quan Lao động – thương binh – xã hội của phường xã. Nếu xảy ra sự việc gì đó, họ báo lên phòng công tác xã hội ở phường (xã) để xử lý. Nếu manh nha có vấn đề, cả hệ thống đó cần vào cuộc ngay, để các em hiểu được rằng, khi xảy ra vấn đề sẽ luôn có người bảo vệ mình. Trong trường hợp của nữ sinh tự tử tại Vinh, chúng ta thấy sự thiếu ý thức và sự cam kết của các bên để giải quyết sự việc ngay từ đầu. Đã có những cuộc nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, với thầy hiệu trưởng và bố mẹ, nhưng không có giá trị.
iPad  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2022
Từ vụ clip của nam sinh, Việt Nam tìm cách bảo vệ trẻ em khỏi những cái chết thương tâm?
Trong trường hợp cảm thấy không tìm thấy sự đồng thuận của gia đình, hãy gặp chuyên gia tâm lý, và tổng đài 111 luôn luôn sẵn sàng đón nhận các bạn. Tại đây sẽ có Ngôi nhà bình an dành cho những ai bạo hành có thể vào ở, hoàn toàn cách ly với sự nguy hiểm, để những kẻ đang đe dọa không thể tiếp cận. Tuy nhiên, mức độ truyền thông của tổng đài chưa rộng rãi.
“Thực tế, hiện nay số điện thoại, tổng đài này vẫn chưa phổ biến và chưa hoạt động hết chức năng. Rất ít người biết về chuyện này. Vì không biết, nên ít ai có thể gọi đến đây để kêu cứu. Có thể các em chỉ biết gọi 111 khi có vấn đề, nhưng chưa hề biết 111 sẽ làm gì để bảo vệ cho mình. Và đây là lý do để các em gọi hay không gọi lên tổng đài này”.
Chuyện nữ sinh tự tử cho thấy trẻ đã trải qua nấc thang tột cùng của sự tuyệt vọng. Tức là, sau khi trao đổi, “cầu cứu” giáo viên, nữ sinh này có thể đã phải đối diện với ánh mắt nghi kỵ, đồng nghĩa tâm lý của người bị hại còn ảnh hưởng hơn lúc chưa “kêu cứu”. Niềm tin được bảo vệ là chìa khóa để nạn nhân dũng cảm kêu cứu. Nhưng trong trường hợp không được bảo vệ, hậu quả sẽ rất khó lường.
Trẻ em trong giờ học với máy tính bảng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2022
Thêm một biến thể mới của nạn bạo lực học đường
Riêng với bố mẹ, hãy chấp nhận những phương án các con đề xuất. Và phải quan tâm đến cuộc sống của các con hơn, kéo sự bận tâm của các bạn đến những vấn đề tích cực như là hỗ trợ người già neo đơn, giúp đỡ vật nuôi, giúp ích cho gia đình từ những việc lao động đơn giản hàng ngày,...
Việc giáo dục con trẻ trong một tập thể bao dung cũng là điều rất quan trọng, chứ không phải là trừng phạt học sinh hư, học sinh có cá tính bằng cách cô lập. Đồng thời, cần nâng cao tư duy phản biện, giá trị tự trọng cho học sinh để hạn chế hành vi bạo lực. Hãy giúp con trẻ biết rằng, tất cả mọi vấn đề, dù khó nhất cũng đều có cách giải quyết và đừng bao giờ hành động một mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала