Giá điện tăng gần 60 đồng, EVN yêu cầu phúc tra 100% hoá đơn có bất thường

© Ảnh : EVNNhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity)
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giá bán lẻ điện bình quân chính thức được điều chỉnh tăng lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (giá cũ là 1.864,44 đồng/kWh) kể từ ngày hôm nay 4/5.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), giá điện mới đã tăng lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tức là tăng thêm hơn 55,9 đồng/kWh (tương ứng với mức 3%), sau 4 năm không được điều chỉnh kể từ lần gần nhất là hồi tháng 3/2019.
Theo Tuổi Trẻ, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được thực hiện trên cơ sở Bộ Công Thương họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN.
Kiểm tra thiết bị trạm biến áp 220Kv Xuân Mai, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Giá điện sẽ tăng sau lễ 30/4-1/5?
Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm 2021 là 419.031,80 tỉ đồng; năm 2022 là 493.265,30 tỉ đồng. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.
Trong năm 2021, giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.855,57 đồng/kWh, tăng 1,94% so với năm 2020. Sau đó năm 2022 mức giá này tiếp tục tăng lên là 1.882,73 đồng/kWh.
Dù mức giá này đã tăng 1,46% so với năm 2021, nhưng vẫn thấp hơn mức giá thành sản xuất kinh doanh điện đã vượt lên trên 2.000 đồng/kWh.
Điều này cũng dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ 36.294,15 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, theo VietNamNet, nếu giá bán điện bình quân tăng 3-5% so với mức giá hiện hành, EVN được quyết định điều chỉnh giá; mức giá bán lẻ bình quân tăng từ 5% đến dưới 10% thì thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương và tăng từ 10% trở lên thì sẽ báo cáo Chính phủ xin ý kiến.
Như vậy, việc tăng giá điện thêm 3% lần này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của EVN.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
EVN "than" lỗ 94.000 tỷ 2 năm, thiệt 197 đồng mỗi kWh điện bán ra

EVN phúc tra 100% hoá đơn điện có thay đổi đột biến

Cùng ngày, theo nguồn tin của Thanh Niên, EVN yêu cầu các tổng công ty điện phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục đến khách hàng sử dụng điện.
Xử lý nghiêm việc ghi sai chỉ số công tơ, lập hóa đơn sai do các nguyên nhân chủ quan mà không phát hiện được khi ghi, kiểm tra, phúc tra. Thực hiện nghiêm việc cảnh báo các khách hàng có sản lượng tăng đột biến so với tháng trước.
Đáng lưu ý, EVN chỉ đạo các tổng công ty "khẩn trương thực hiện" phúc tra 100% các khách hàng có sản lượng tăng/giảm đột biến từ 30% trở lên so với tháng trước liền kề.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала