Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Báo Nga trên đất Trung Hoa viết về Việt Nam

© Sputnik / SputnikToàn cảnh thành phố Port Arthur
Toàn cảnh thành phố Port Arthur - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn nhiều bài viết về Việt Nam trên báo chí Nga từ giữa thế kỷ 18.
Đó là những cuốn sách, nhật ký du lịch và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt có rất nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí và tờ báo xuất bản ở Matxcơva và thủ đô nước Nga lúc bấy giờ, thành phố St. Petersburg.
Trong bối cảnh đó, có lẽ thu hút quan tâm đặc biệt hôm nay là loạt ghi chép xuất bản năm 1903 trên tờ báo "Vùng đất mới”. Tờ báo này không được xuất bản ở châu Âu và thậm chí không phải ở phần châu Á của Nga. Báo ấn hành ở Port Arthur, ngày nay là thành phố Liêu Dương ở phía nam bán đảo Liêu Đông, vùng đông-bắc Trung Quốc. Năm 1898, phần phía nam của bán đảo được chính quyền Trung Hoa bàn giao cho Nga thuê. Người Nga kiến thiết ở đó hai thành phố — Dalniy (nay là Đại Liên) và căn cứ hải quân lớn Port Arthur chiếm vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Từ năm 1905 đến năm 1945, cả Port Arthur và Dalniy đều bị người Nhật chiếm đóng. Hai thành phộ này đã được Quân đội Liên Xô giải phóng vào tháng 8 năm 1945, sau đó căn cứ hải quân Port Arthur được Liên Xô và Trung Quốc cùng sử dụng. Năm 1955, Liên Xô rút quân khỏi đây và bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất của căn cứ cho Trung Quốc, 45 năm sau điều tương tự cũng xảy ra với căn cứ hải quân Nga ở Cam Ranh.
Nhưng tất cả những điều này đã xảy ra sau đó, còn vào năm 1903, lịch sử của hai thành phố Nga ở phía đông bắc Trung Quốc, ở Mãn Châu, mới chỉ bắt đầu. Cảng Port Arthur và thành phố Dalniy đã được xây dựng rất nhanh chóng, dân cư chủ yếu là các chuyên gia đến từ Nga - công nhân cảng, nhân viên liên lạc, thợ xây dựng, công nhân đường sắt - cùng gia đình định cư trong một thời gian dài. Trong cả hai đô thị đều mở trường học Nga, có các Viện và nhà hát. Ấn hành các tờ báo tiếng Nga, một trong đó là "Vùng đất mới".
Cờ Việt Nam trên thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2023
Những trang sử vàng
Người Nga đến Việt Nam 130 năm trước đã nhầm lắm chăng?
Tờ báo này được xuất bản từ năm 1901 đến năm 1905, cho đến khi hai thành phố này bị Nhật Bản chiếm đóng. Các nhà báo, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế và quan hệ quốc tế đã được mời đến làm việc cho tờ báo. Các phóng viên của tờ báo thường đi công tác đến Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Và nhà báo Levitov, thành viên ban biên tập, thường thực hiện những chuyến đi như vậy. Năm 1903, ông đã đăng tải 30 bài viết trên tờ “Vùng đất mới” về chuyến đi Hà Nội đến dự Đấu xảo công nghiệp-thủ công nghiệp của các nước Viễn Đông và Đông Nam Á được tổ chức ở đó. Những bài báo này được dành cho các vấn đề của tất cả các quốc gia tham gia triển lãm - cả thuộc địa và chính quốc. Đương nhiên, một số bài báo được dành cho Đông Dương thuộc Pháp, chủ yếu là Việt Nam.

Số thuế tăng cao kỷ lục là nguyên nhân dẫn đến những cuộc biểu tình chống Pháp

Theo nhà báo Levitov, chế độ bảo hộ của Pháp ở An Nam cho đến năm 1897 không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên giấy. Năm 1897, Toàn quyền Đông Dương đã mở rộng đáng kể quyền hạn của Khâm sứ Pháp tại Huế. Tuy khu vực địa lý phụ thuộc viên Khâm sứ thu nhỏ lại nhưng quyền hạn lại tăng lên sau khi Hội đồng Phụ chính bị bãi bỏ thì Khâm sứ có đặc quyền thay vua nhà Nguyễn chủ tọa Viện Cơ mật. Thành phần Viện Cơ mật là tập hợp sáu vị thượng thư của Lục bộ, nên còn gọi là Hội đồng thượng thư. Hơn nữa những chỉ dụ của vua kể từ đó cũng phải có sự xác nhận của viên khâm sứ. Triều đình nhà Nguyễn từ đó mất thực quyền cả lập pháp lẫn hành pháp. Theo Levitov, "cuộc đảo chính" ngay lập tức ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp. Cho đến năm 1897, Đông Dương của Pháp đã gặp khó khăn về tài chính, kho bạc nhà nước Pháp hàng năm phải chuyển một số tiền đáng kể cho nhu cầu của khu vực này. Và kể từ năm 1997, lần đầu tiên thu của khu vực Đông Dương vượt chi. Ví dụ, vào năm 1997, Đông Dương đã chuyển 14 triệu franc vào kho bạc nhà nước Pháp. Và trong Ngân hàng Đông Dương vẫn còn 30 triệu franc.
Nhà Hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX, chụp từ phố Paul Bert cũ, nay là phố Tràng Tiền. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Những trang sử vàng
Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam đầu tiên bằng tiếng Nga
Nhà báo Levitov tiết lộ nguyên nhân của sự thay đổi này. Ông chỉ ra rằng, chính quyền Pháp, những người nhận được nhiều quyền lực hơn ở An Nam, đã tranh thủ cơ hội này để tăng mạnh gánh nặng thuế đối với nông dân. Một cải tiến khác là thuế mà người Pháp đánh vào mỗi nam giới Việt Nam trưởng thành: hai đồng cho những người có bất kỳ tài sản nào, và nửa đồng cho những người không có tài sản. Nhà báo Levitov cũng nói rõ rằng, tất cả các loại thuế mà người Việt Nam nộp ở An Nam cho đến năm 1897 đều được chuyển trực tiếp cho các quan lại Việt Nam, họ tự ý định đoạt số tiền họ nhận được, và không ai kiểm soát họ. Từ nay, tất cả các loại thuế đều được chuyển đến kho bạc của Toàn quyền Đông Dương. Trong loạt ghi chép xuất bản năm 1903 trên tờ báo "Vùng đất mới”, nhà báo Nga, người từng đến thăm nhiều nước Viễn Đông và Đông Nam Á, lưu ý:
“Tôi chưa bao giờ thấy ở đâu mức thuế cao như ở Đông Dương thuộc Pháp. Người Pháp vắt kiệt mọi thứ họ muốn từ những người không thê đáp lại”.
Như các bạn có thể thấy, 120 năm trước độc giả Nga có thể hình dung Việt Nam không chỉ là một quốc gia kỳ lạ mà còn là một quốc gia đã mất độc lập, lâm vào tình trạng khó khăn không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong lĩnh vực tài chính, vì Pháp vơ vét của cải của Việt Nam để làm giàu cho chính quốc. Các bài viết này đã giúp độc giả Nga hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những cuộc biểu tình ở Việt Nam chống ách thống trị của Pháp mà báo chí Nga thời bấy giờ đã đưa tin.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала