"Người ta lừa gạt tất cả". Nhà đầu tư khẳng định Mỹ sẽ không xảy ra vỡ nợ

© AP Photo / Mark Lennihan, FileCờ Mỹ trên Wall Street ở New York.
Cờ Mỹ trên Wall Street ở New York. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
MOSKVA(Sputnik) - Hoa Kỳ sẽ không tuyên bố vỡ nợ, nhưng nợ công ngày càng tăng sẽ không cho phép nước này tránh khỏi những khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong tương lai, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Jim Rogers nói với Sputnik.

"Nếu họ tăng trần nợ thì điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn - và tôi đảm bảo với các vị là họ sẽ làm thế. Người Mỹ không định tuyên bố là họ không thể trả nợ. Họ sẽ không gọi điện cho tất cả các ngân hàng trên thế giới và nói: "Chúng tôi không trả tiền cho các vị”. Điều đó sẽ không xảy ra. Họ có thể lừa gạt tất cả. Họ có thể làm ra vẻ rằng họ sắp vỡ nợ, nhưng họ sẽ không làm điều đó. Và mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn", - Rogers nhận xét về tình hình xung quanh việc nợ công của Hoa Kỳ đạt trần và nước này có khả năng vỡ nợ.

Ông tỏ ý chắc chắn rằng hậu quả của những trào lưu nói trên sẽ tác động mạnh nhất tới các đại diện của giới trẻ Mỹ khi họ già đi. Về vấn đề này, Rogers đã đưa ra ví dụ về tình hình ở một nước khác là Vương quốc Anh, nơi một loạt các vấn đề kinh tế tích tụ lại cuối cùng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn vào năm 1976.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2023
Bộ Tài chính Hoa Kỳ hứa thông báo khả năng vỡ nợ trong vòng hai tuần tới

"Tôi nhớ mọi người ở Vương quốc Anh đã phải chịu đựng như thế nào khi đất nước họ ngập sâu trong nợ nần. Đó là một nơi tồi tệ để sống. Và điều tương tự cũng đang xảy ra với nước Mỹ. Chưa có quốc gia nào trong lịch sử rơi vào cảnh nợ nần chồng chất như vậy, trong khi không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trước khi phải giải quyết tình trạng đó. Vì vậy điều này không tốt cho Mỹ. Họ có thể nâng trần nợ, có thể tái cơ cấu nợ hoặc làm điều gì đó tương tự. Nhưng việc này chỉ làm tình hình xấu thêm", - nguồn tin cho biết và tỏ ý tin tưởng rằng quốc gia-con nợ lớn nhất thế giới không thể mãi là một thế lực phát triển năng động và hùng mạnh.

Britain's Health Secretary Jeremy Hunt arrives for a cabinet meeting at 10 Downing Street in London, Tuesday, May 1, 2018.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Bộ trưởng Tài chính Anh: Nga phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng kinh tế ở Anh
Rogers nhắc lại chuyện một thế kỷ trước, Vương quốc Anh là nền kinh tế đầu tiên của thế giới, nhưng dần dần mất đi vị trí hàng đầu khi phải đối mặt với một loạt khó khăn về tài chính và kinh tế. Kết quả là vào năm 1976 ở nước này đã xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã phải cho London vay khẩn cấp để cứu trợ nền kinh tế Anh.
"Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là các quốc gia khác đang củng cố vị thế của họ. Trước đây, khi nước Anh suy sụp thì nước Mỹ trở nên mạnh hơn. Hãy nhìn xung quanh và xem nước Mỹ bây giờ thế nào. Nhưng 100 năm nữa sẽ tồi tệ hơn nhiều. Giới trẻ sẽ không có cuộc sống tốt đẹp như trước. Một loạt các nước khác sẽ bắt đầu chèn ép để đẩy nước Mỹ khỏi vị trí dẫn đầu. Tôi không biết đó sẽ là nước nào. Nếu các vị hỏi thì tôi nói rằng có thể đó sẽ là Trung Quốc”, - nhà kinh tế học nổi tiếng phán đoán.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала