Nhật Bản được lợi khi căng thẳng quân sự gia tăng ở Đông Bắc Á?

© AP Photo / Koji SasaharaLục quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Lục quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Đăng ký
SEOUL (Sputnik) – Xét dưới góc độ chiến lược quốc phòng và an ninh, gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Bắc Á có lợi cho Nhật Bản, vì tình trạng đó tạo điều kiện để Tokyo thúc đẩy chính sách quân phiệt hóa. Đó là nhận xét do ông Chung Sung-jang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại Viện Sejong của Hàn Quốc nêu ra với Sputnik.

«Cả Bắc Triều Tiên và Nhật Bản đều muốn gia tăng căng thẳng quân sự vì mục đích quân phiệt hoá và vũ khí hạt nhân. Việc tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên dẫn đến đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, rồi để đáp trả điều này CHDCND Triều Tiên sẽ một lần nữa nâng cao mức đe dọa, tình thế tiến thoái lưỡng nan đó luẩn quẩn như một vòng tròn khép kín», - chuyên gia đánh giá.

Theo lời ông, trong tình huống này «không có gì xấu cho Nhật Bản», vì trong việc kiềm chế Bắc Triều Tiên và Trung Quốc có phần tham gia của Hàn Quốc.
Biểu ngữ có logo NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2023
Chuyên gia CHDCND Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản về hậu quả hợp tác với NATO
«Xét theo góc độ quan điểm chiến lược dài hạn của Tokyo trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, bất kể các cư dân Nhật Bản bình thường có ý kiến ra sao thì giới chính trị Nhật Bản đều hưởng lợi từ sự gia tăng căng thẳng không ngừng ở Đông Bắc Á», - ông Chung Sung-jang nhấn mạnh.

Cố gắng của Nhật Bản tiến tới quân phiệt hóa

Trước đó, hôm thứ Ba, chuyên viên nghiên cứu Kim Sol-hwa từ Viện các vấn đề Nhật Bản thuộc Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên đã lên án Nhật Bản vì động thái tăng cường hợp tác quân sự với NATO và mong muốn quân sự hóa đất nước. Bà Kim cho rằng điều đó sẽ chỉ làm căng thẳng trong khu vực càng trầm trọng và sẽ chấm dứt bằng sự «sụp đổ» của Nhật Bản. Nữ chuyên gia Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ «bị ám ảnh bởi giấc mơ bá quyền» đang «cố gắng một cách tuyệt vọng» nhằm tạo lập liên minh kiểu NATO ở châu Á để hợp nhất cơ cấu mới với chính NATO và những định dạng như AUKUS và QUAD, hình thành một «vòng vây» bao quanh Trung Quốc và Nga.
© AP Photo / Jeon Heon-KyunTổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2023
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol
Trong tháng Năm Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố rằng trong tương lai Nhật Bản có thể liên kết vào các thỏa thuận Seoul-Washington về mở rộng kiềm chế ngăn chặn như quy định trong Tuyên bố Washington ký kết gần đây tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn, bởi nếu cần thì Nhật Bản và Hoa Kỳ luôn có thể bắt đầu hợp tác theo nội dung này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала