Nhà đầu tư Mỹ dự đoán sự sụp đổ của các ngân hàng ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản

© AFP 2023 / Brendan SmialowskiBank of America
Bank of America - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Đăng ký
Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đang phải đối mặt với sự gia tăng số lượng các ngân hàng sụp đổ trong bối cảnh suy thoái kinh tế "khủng khiếp" sắp tới, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Jim Rogers cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Sẽ có thêm nhiều ngân hàng sụp đổ không riêng ở Mỹ mà ở nhiều nước khác. Ở Nhật Bản, ở châu Âu, rất nhiều nơi nữa. Bạn sẽ thấy các ngân hàng phá sản, đó là lý do vì sao cuộc suy thoái tiếp theo sẽ rất khủng khiếp", - ông dự đoán.
Theo Rogers, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng tồi tệ, thì tất "sẽ có những người mắc sai lầm", điều này trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ đổ vỡ hơn trong lĩnh vực ngân hàng.
"Ngay khi các ngân hàng bắt đầu sụp đổ thì chính phủ tìm cách hợp nhất những ngân hàng ấy lại. Họ xem nơi nào yếu hơn, nơi nào có vấn đề và thực hiện các hoạt động sáp nhập, bằng cách đó bưng bít tình hình", - ông nói và nhấn mạnh rằng chính quyền Mỹ "chỉ làm cho tình trạng ấy tồi tệ hơn".
Ngân hàng Mỹ First Republic Bank (FRB) tại Boston, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2023
Mỹ sẽ không thể hoàn toàn ngăn chặn các ngân hàng nước này sụp đổ
Nhà đầu tư giải thích rằng Washington tuyên bố công khai ý định ngăn chặn những vụ đổ vỡ mới, do đó những người gửi tiền không biết được rằng hệ thống ngân hàng đang có vấn đề.

"Điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn. Nó sẽ khiến mọi người mắc nhiều sai lầm hơn. Sai lầm chồng chất, còn sự đổ vỡ của các ngân hàng ngày càng nghiêm trọng hơn và không chỉ xảy ra ở Mỹ. Nhưng sự cố ngân hàng tiếp theo ở Mỹ - và chúng chắc chắn sẽ xảy ra - thậm chí sẽ còn lớn hơn về quy mô”, - ông tóm tắt.

Những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ bắt đầu trở nên nghiêm trọng vào tháng 3 sau khi các cơ quan quản lý ở bang California đóng cửa Ngân hàng Silicon Valley (SVB), một trong 20 ngân hàng thương mại lớn nhất Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của SVB hóa ra có liên quan đến việc FED tăng lãi suất cơ bản dẫn đến tình trạng mất giá tài sản trên bảng cân đối kế toán của nhiều tổ chức tài chính. Cũng vào ngày 8/3 có tuyên bố đóng cửa ngân hàng định hướng giao dịch tiền điện tử Silvergate, và sang ngày 12/3 thì có thêm một ngân hàng tương tự có trụ sở tại New York là Signature Bank đóng cửa.
Vào tháng 5, Cục Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California (DFPI) đã chuyển giao Ngân hàng First Republic (FRB) cho Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) quản lý, đồng thời chấp nhận đơn của JPMorgan Chase mua lại tiền gửi và tài sản của ngân hàng này. FRB có gần 230 tỷ USD tài sản và hơn 100 tỷ USD tiền gửi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала