Trung Á trong vòng tay thân cận của Tập Cận Bình

© iStock.com / silkwayrainThành phố Tây An, Trung Quốc
Thành phố Tây An, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh ''Trung Á + Trung Quốc'' khai mạc tại thành phố Tây An của Trung Quốc vào ngày 18 tháng 5, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Các nước Cộng hòa Trung Á - Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan có lịch sử quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Các nước cộng hòa này nhạn được thể chế quốc gia độc lập chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ và ngay lập tức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên, rất xa xưa, trước khi xảy ra sự kiện quan trọng này, trở lại thời cổ đại và thời Trung cổ, Đế chế Trung Hoa có quan hệ thương mại và chính trị với khu vực này, nơi có các quốc gia hoàn toàn khác, nhưng thành phần dân tộc của cư dân địa phương gần với hiện đại. Vào thời Trung cổ, con đường tơ lụa nổi tiếng từ Trung Quốc sang châu Âu đi qua lãnh thổ Trung Á. Và ngày nay, trong việc thực hiện sáng kiến "​​Một vành đai, Một con đường", Trung Á có tầm quan trọng. Trên khu vực này hiện diện một số cơ sở mà Bắc Kinh đặc biệt chú trọng.
Thứ nhất, đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Trung Quốc, và thứ hai, tuyến đường sắt từ Trung Quốc đến Tây Âu, sẽ đi qua lãnh thổ của các nước cộng hòa Trung Á (tuyến đường qua Nga vẫn là một câu hỏi lớn bỏ ngỏ, do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Điện Kremlin). Thứ ba, hiện đại hóa đầu mối giao thông lớn Khorgos nằm ở biên giới Kazakhstan và Trung Quốc. Từ một trạm kiểm soát nhỏ trên biên giới, nó sẽ trở thành một trung tâm lớn về hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư.
Công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2023
Quan hệ láng giềng tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, Trung Á là một hướng kinh tế quan trọng. Từ Trung Á, Trung Quốc xuất khẩu khí đốt, dầu, vàng, nhôm, đồng, quặng kẽm, hợp kim sắt, uranium, bông thô. Các nướcTrung Á nhập khẩu ô tô và phụ tùng thay thế, thuốc men, thiết bị điện và radio, quần áo và giày dép từ Trung Quốc. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Trung Á năm 2022 lên tới 33,7 tỷ USD.
Định dạng 5C+S (5 nước cộng hòa Trung Á và Trung Quốc) bắt đầu khởi động vào năm 2020. Nó đảm bảo tổ chức các cuộc họp thường kỳ của các Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa và 5 quốc gia Trung Á. Dự định, các cuộc họp này sẽ thảo luận về phương cách tăng cường lợi ích chung của sự hợp tác, người ta cho rằng ưu tiên sẽ được dành cho các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ cao và nền kinh tế kỹ thuật số.
Năm 2021, tại cuộc họp 5C+S lần thứ hai, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra ý tưởng hình thành một “cộng đồng chung vận mệnh” giữa Trung Quốc và Trung Á.

"Tiếng dội" Ukraina ở Trung Á

Sau khi Nga phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Bắc Kinh đã tăng cường tập trung chú ý đến Trung Á. Người Trung Quốc nhận ra rằng giờ đây họ có nhiều cơ hội hơn để mở rộng và củng cố quan hệ với các nước cộng hòa Trung Á. Trước đây, đối thủ của họ là người Nga. Nhưng Nga đang vướng bận ở châu Âu, và hiện giờ khó có thể hoàn thành vai trò của một người anh cả trong mối quan hệ với Trung Á. Điểm đáng chú ý: lãnh đạo của các nước cộng hòa châu Á gần với lập trường của Bắc Kinh về tình hình ở Ukraina, họ phản ứng gần như giống nhau trước những gì đang xảy ra. Và cả 6 quốc gia này đều không muốn chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây vì mối quan hệ thân thiết với Nga.
Ngay sau đại dịch COVID-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Kazakhstan và Uzbekistan. Các chuyến công du diễn ra vào tháng 9 năm 2022. Trong chuyến thăm này, hơn 30 thỏa thuận đã được ký kết liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ nguồn nước, kinh tế số và "phát triển xanh". Khi đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố phân bổ 150 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ nhân đạo cho các nước thành viên SCO, bao gồm các nước cộng hòa Trung Á.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
BNG Trung Quốc kêu gọi không để xảy ra chiến tranh ở các nước Trung Á
Trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới, một số tài liệu mới dự kiến ​​sẽ được ký kết. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng "các văn bản chính trị quan trọng sẽ được ký kết" và hội nghị thượng đỉnh này sẽ "mở ra một kỷ nguyên mới" trong hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.
Ngày nay, Hoa Kỳ cũng tuyên bố là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc ở Trung Á. Sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, họ đã nhiều lần cử "sứ giả" của mình đến khu vực này. Gần đây, vào tháng 2 năm 2023, Ngoại trưởng Antony Blinken đã đến đó. Nhưng tổng thống Mỹ chưa bao giờ đến khu vực này. Đây là một trong những lý do tại sao người Mỹ sẽ không thể ''ghé chân" vào các vị trí mà Trung Quốc đã đảm nhận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала