Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tàu Trung Quốc lại quấy nhiễu Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

© Sputnik / Alexander VilfMột con tàu ở Biển Đông
Một con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
Đăng ký
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên), hoạt động của tàu Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10 xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Vào đầu tháng 5/2023, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 dưới sự hộ tống của hai tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đã hướng đến khu vực bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Động thái này là một vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào và phản ứng của Việt Nam trước hành động này của Trung Quốc – chủ đề cuộc phỏng vấn của phóng viên Sputnik với Tiến sỹ Hoàng Giang – chuyên gia quan hệ quốc tế.

Hoạt động của tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm UNCLOS

Sputnik: Hiện tại, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc đang có mặt tại Bãi Tư Chính của việt Nam - nơi khai thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam, còn tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 7011 đang theo sát.
Hoạt động trên của tàu Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào?
TS Hoàng Giang, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì “Các tàu nghiên cứu khoa học và đánh cá của Trung Quốc thực hiện các hoạt động sản xuất và làm việc bình thường trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Có nghĩa là Trung Quốc đã xác nhận rõ ràng và chính thức đây không phải là hoạt động “tự do hàng hải” mà là hoạt động thực thi đòi hỏi “chủ quyền” của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Biển Đông
Biển Đông còn căng thẳng, Việt Nam kêu gọi các nước “nói phải đi đôi với làm”
Trên trang Twitter của mình, nhà báo độc lập chuyên theo dõi vấn đề Biển Đông Duân Đặng đã viết rằng: Đội tàu Trung Quốc đã tiếp cận giếng dầu DGN-4X hôm thứ tư 10/5 sau khi một giàn khoan đã được kéo tới đó và Hành động khiêu khích này có vẻ như nhằm gây sức ép buộc Việt Nam dừng chiến dịch khoan mới ở Lô 05-1A.
Cần nói rõ rằng, hoạt động thăm dò của Việt Nam tại lô 05-1A diễn ra lâu nay. Lô dầu khí này nằm trong mỏ Đại Hùng thuộc vùng biển Tư Chính, được Việt Nam phát hiện năm 1988. Hai mươi năm qua, Việt Nam đã hợp tác với nhiều công ty như Zarubezhneft (Nga), BHP (Australia), Total (Pháp), Petronas (Malaysia), Sumitomo (Nhật) tại đây.
Lần gần nhất Trung Quốc đưa tàu vào khu vực bãi Tư Chính là vào tháng 7/2019. Lúc đó, tàu nghiên cứu Hải dương Địa chất 8 và 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động trong vùng biển này của Việt Nam trong hơn hai tháng. Việt Nam khi đó đã lên án hành động của Trung Quốc.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), hoạt động của tàu Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10 xâm phạm EEZ và thềm lục địa, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Cần nhấn mạnh một lần nữa rằng cả Việt Nam cả Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS 1982. Mà theo UNCLOS, bất kỳ hoạt động nghiên cứu, khảo sát nào trong EEZ đều phải được quốc gia ven biển cho phép.

Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông

Sputnik: Việt Nam đã phản ứng như thế nào và lập trường về vấn đề Biển Đông có gì thay đổi không trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới hiện nay?
TS Hoàng Giang, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Ngày 18/5/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã khẳng định:

"Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển tại Biển Đông, được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982".

Tàu “Viện sĩ Oparin” đang cập Cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Biển Đông
Nga và Việt Nam tiếp tục cùng nhau khảo sát Biển Đông
Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông có gì thay đổi ngay cả trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới hiện nay. Việt Nam luôn thể hiện quan điểm nhất quán trước các vụ xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

"Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam", - Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam cũng yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố chung (giữa Trung Quốc và ASEAN) về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam luôn có những đóng góp thiết thực và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này và muôn mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán.
Sputnik: Cảm ơn TS Hoàng Giang đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала