G-7: Chương trình nghị sự lớn nhưng thiếu hiệu quả?

© AP Photo / Susan Walsh/PoolTổng thống Ukraina Vladimir Zelensky với các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Nhật Bản
Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky với các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Đăng ký
Các nhà lãnh đạo G-7 thông qua thông cáo chung vào ngày kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, văn kiện phản ánh đúng nghĩa đen tất cả các vấn đề thế giới và quan điểm của những người đứng đầu G-7.
Tuy nhiên, có cảm giác đây chỉ là những tuyên bố thông thường tiếp theo. Và vẫn còn lâu mới có một giải pháp hiệu quả cho các vấn đề: từ một thế giới không có vũ khí hạt nhân đến các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc xung đột Ukraina. Tại sao, trái với mong đợi của "thế lực này", tình hình quốc tế rõ ràng chỉ trở nên trầm trọng hơn , còn Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang mở các văn phòng mới ở châu Á.

Một kết quả đáng buồn

Theo Tiến sĩ lịch sử Dmitry Mosyakov, giáo sư Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, kết quả của hội nghị thượng đỉnh là sự không thành công.
“Hiệu quả của hội nghị thượng đỉnh G-7 gần như bằng 0 và vô cảm. Mặc dù thời gian đầu các hội nghị thượng đỉnh được liên kết, nói theo nghĩa bóng, với "những người ảnh hưởng thế giới". Khi đó, các quyết định quốc tế quan trọng thực sự được đưa ra: đặc biệt là về kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Và ngày nay, phạm vi quyết định của các nhà lãnh đạo G7 mở rộng ra mọi thứ theo đúng nghĩa đen. Đồng thời, khả năng ảnh hưởng của họ đối với thế giới và việc thực hiện các quyết định mà họ đưa ra, ngược lại, giảm đi rất nhiều. Đó là, theo thời gian, hội nghị thượng đỉnh G-7, giống như một quả bóng bay, chỉ đơn giản là xì hơi xẹp lép, trở thành sự kiện mang tính hình thức.
Nga vả EU - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Ngoại trưởng EU không quyết định về viện trợ cho Ukraina và gói trừng phạt chống Nga

Hiện tại, thượng đỉnh G-20 thể hiện thành công vai trò của G-7. Có những tiếng nói hoàn toàn khác nhau, những cuộc thảo luận khác nhau phù hợp với các quốc gia khác nhau. Và trên thực tế, G-7 chỉ là một câu lạc bộ chọn lọc gồm những người cùng chí hướng: bất kỳ vấn đề nào cũng được thảo luận - với sự tối thiểu, nhưng luôn luôn là giải pháp phù hợp cho Hoa Kỳ. CònG-20 là một nền tảng hoàn toàn khác, nơi có nhiều tiếng nói. Và do những quốc gia đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới xác định. Ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil”, - Dmitry Mosyakov lưu ý.

Tiện thể, xin nhắcđiều này xác nhận thực tế là đại diện một số nước được các nhà lãnh đạo G-7 mời đến Hiroshima. Ở một mức độ lớn hơn, bởi vì các mối đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với việc không thực hiện một số quyết định của G7 thường bị các quốc gia này phớt lờ. Trước hết, đối với Nga: họ không tỏ ra sẵn sàng “trừng phạt” Moskva như trước kia.
Theo chuyên gia, G-7 không ngừng tìm cách lôi kéo các quốc gia có quan điểm khác theo con đường chính sách của họ.

“Các nước G-7 mời họ không phải với tư cách là những thành viên tham gia đầy đủ trong hội nghị thượng đỉnh, mà chỉ mời họ “ngồi cạnh ghế” với những người thống trị thế giới: lắng nghe “quan điểm đứng đắn” của họ về thế giới và theo đó chấp nhận nó thực hiện”, Dmitry Mosyakov nói thêm. – Mặc dù đại diện các quốc gia này có thể tự thảo luận về mối quan tâm vàgiải pháp của họ tại diễn đàn G20. Trong khi các nước G-7 được giao vai trò đơn thuần là những người thực hiện, đó là một sự khác biệt đáng kể. Do đó, hầu như không đáng để mong đợi một sự thay đổi trong tình hình. Rốt cuộc, các quốc gia khác có lợi ích khách quan của riêng mình trong thế giới này. Và việc đặt các ưu tiên quốc gia của cùng một Trung Quốc hoặc Ấn Độ phụ thuộc vào lợi ích phương Tây có rất ít cơ hội thành công”, ông Dmitry Mosyakov nói.

Hơn nữa, các nhà lãnh đạo G7 hiện đang khởi xướng các sự kiện diễn ra trái với mong muốn của nhiều quốc gia.
 Quảng trường Đỏ, Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Chỉ ra dấu hiệu bất lực của G7 trước Nga

“Hội nghị thượng đỉnh G-7 hiện tại được tổ chức tại Hiroshima không phải là ngẫu nhiên: ngay bây giờ, việc chuyển giao cơ sở hạ tầng quân sự quy mô lớn của NATO sang Đông và Đông Nam Á đang được chuẩn bị. Trên thực tế, quyết định này được đưa ra vào năm 2022 tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở Madrid, - Dmitry Mosyakov lưu ý. - Trước hết, đó là lời cảnh báo đối với Trung Quốc cũng như Nga rằng NATO cũng sẽ là một lực lượng tích cực ở Viễn Đông. Nhưng ngoài việc NATO tiến về phía Đông, hội nghị thượng đỉnh G-7 không nói lên điều gì khác với thế giới. Bởi vì bất cứ điều gì mà các nhà lãnh đạo G7 chấp nhận tại đâychỉ là một sự “lay động không trung” đơn giản: không có khả năng thay đổi điều gì đó một cách triệt để trong các sự kiện địa chính trị và địa kinh tế hiện nay”.

Quan hệ với Trung Quốc

Điều này cũng áp dụng cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Các nước G-7 đặc biệt bày tỏ sự sẵn sàng xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định với Trung Quốc, nhấn mạnh phương Tây, theo chính sách của mình, "không tìm cách làm hại Trung Quốc và cản trở phát triển kinh tế của nước này".
Tuy nhiên, đây chỉ là những lời nói bóng gió, - Dmitry Mosyakov nói, bởi vì Trung Quốc là trở ngại chính cho G-7 đối với sự thống trị tuyệt đối của họ trên thế giới.

“Chính vì Trung Quốc, sự tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của nước này mà vấn đề thách thức quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ nảy sinh khá khách quan. Vì vậy, tuyên bố của các nước G-7 liên quan đến quan hệ với Bắc Kinh là một trò chơi chính trị. Họ muốn trở lại vị thế thống trị mạnh mẽ của phương Tây, do Hoa Kỳ lãnh đạo, và điều này đòi hỏi phải loại bỏ hiệu quả thách thức của Trung Quốc đối với vai trò của họ trên thế giới. Và Bắc Kinh hoàn toàn "đọc nó" từ chương trình nghị sự ngoại giao của họ. Trong khi phương Tây vẫn tin họ có quyền xảo quyệt và đánh lừa các quốc gia khác về ý định thực sự của mình. Nhưng đây là sai lầm lớn của họ, thế giới đã thay đổi", chuyên gia lưu ý.

Và thế giới này không cần phát ngôn và tuyên bố, mà cần những đề xuất và hành động cụ thể về địa chính trị và kinh tế. Và trước hết là về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Cờ Trung Quốc trên nền mặt trăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Các nước G7 "lưỡng lự" trong thái độ với Trung Quốc
Thay vào đó, các nước G-7 dứt khoát bác bỏ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Mặc dù bản thân họ không thể đưa ra bất cứ điều gì ngoài tối hậu thư cho Nga và các biện pháp trừng phạt.

Và cho điều này, cũng có lời giải thích đơn giản , “Mỹ và các đồng minh G-7 không thích kế hoạch của Trung Quốc, vì nó hoàn toàn không đáp ứng mục tiêu của họ. Bởi vì họ chỉ trông chờ vào việc đánh bại Nga trong cuộc xung đột với Ukraina để sử dụng các nguồn tài nguyên phong phú của Nga trong tương lai. Những ảo tưởng như vậy hiện đang rất phổ biến ở phương Tây, đó là lý do tại sao những khoản tiền khổng lồ như vậy đang được đổ vào cuộc xung đột ở Ukraina. Có nghĩa là, trong việc thực hiện kế hoạch này, bởi vì nếu không diễn ra theo kịch bản của họ, thì tất cả tiền bạc của phương Tây sẽ thực sự bị ném ra gió một cách vô nghĩa. Do đó, họ tiếp tục cung cấp cho Ukraina các thiết bị quân sự phương Tây: đi theo hướng leo thang hơn nữa mà không hòa giải các bên trên bàn đàm phán”, - Dmitry Mosyakov tổng kết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала