Ý kiến từ Vienna: Nga và phương Tây sẽ còn lâu không «nối lại tình xưa»

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhBiểu tình phản đối ở Vienna chống lại sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina ở cấp nhà nước
Biểu tình phản đối ở Vienna chống lại sự hỗ trợ tài chính cho Ukraina ở cấp nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Trả lời phỏng vấn của tờ báo Đức Welt, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg tuyên bố rằng cho đến trước khi kết thúc thập kỷ này chắc là phương Tây và Nga sẽ không thể trở lại mối bang giao như trước tháng 2 năm 2022, do đã mất lòng tin.
"Tôi không thấy khả năng trở lại quy chế quan hệ trước đây. Tôi không hy vọng là cho đến cuối thập kỷ này hệ thống chính trị và ban lãnh đạo chính trị ở Nga sẽ có thay đổi đáng kể. Chúng tôi sẽ phải chấp nhận rằng quan hệ của chúng tôi với Nga vẫn còn sóng gió bởi thiếu vắng tài sản quan trọng nhất là niềm tin», - ông Schallenberg nói.
Theo quan điểm của Ngoại trưởng, «Nga sẽ vẫn là mối đe dọa trong nhiều năm tới». "Đó là lý do tại sao Ukraina cần có đảm bảo an ninh của phương Tây", - người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Áo kết luận.

Các biện pháp trừng phạt gây hại cho kinh tế toàn cầu

Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhiều lần chỉ ra rằng chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, và các biện pháp trừng phạt đã giáng đòn mạnh vào kinh tế toàn cầu. Theo lời ông Putin, mục tiêu cơ bản của phương Tây là làm cho cuộc sống của hàng triệu con người trở nên tồi tệ khổ sở hơn.
LB Nga đã hơn một lần tuyên bố rằng đất nước này sẽ vững vàng đối phó với áp lực trừng phạt mà phương Tây bắt đầu gây ra cho Nga từ mấy năm trước và còn tiếp tục gia tăng. Matxcơva lưu ý rằng phương Tây không đủ can đảm thừa nhận sự thất bại của biện pháp trừng phạt chống Nga. Tại chính các nước phương Tây, nhiều lần vang lên ý kiến ​​​​cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga không hiệu quả.
Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky với các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị thượng đỉnh G7, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
G-7: Chương trình nghị sự lớn nhưng thiếu hiệu quả?

Không thể đàm phán với NATO

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là «bảo vệ những người dân đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong suốt 8 năm». Ông Putin lưu ý rằng chiến dịch đặc biệt là biện pháp tình thế bắt buộc, Nga «không còn cơ hội nào để hành xử khác hơn, hiện hữu những rủi ro trong lĩnh vực an ninh đến mức không thể phản ứng bằng biện pháp khác».
Tổng thống nhận định, trong chặng dài 30 năm Nga đã cố gắng để thoả thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng đáp lại, chỉ nhận hoặc là sự lừa dối và dối trá cay độc, hoặc cố gắng gây áp lực và tống tiền, trong khi đó bất chấp sự phản đối của Matxcơva, khối liên minh không ngừng mở rộng và tiếp cận biên giới của LB Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала