Doanh nghiệp hàng đầu về vi mạch của Mỹ giúp TP.HCM phát triển công nghiệp bán dẫn

© Sputnik / Alexandr Kryazhev / Chuyển đến kho ảnhLắp ráp chip.
Lắp ráp chip. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2023
Đăng ký
Cadence, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về thiết kế hệ thống điện tử của Hoa Kỳ, vừa ký kết hợp tác với Khu Công nghệ cao TP.HCM nhằm nâng cao năng lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam.
Việc hợp tác này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cho TP.HCM, qua đó đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Cadence hợp tác với Khu Công nghệ cao TP.HCM

Sáng 30/5, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM đã tổ chức lễ ký kết với Tập đoàn Cadence về việc hợp tác phát triển và nâng cao năng lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam.
Tham dự buổi lễ có ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Micheal Shih - Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Cadence; PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM; GS.TS Đặng Lương Mô - chuyên gia hàng đầu Việt Nam về công nghệ vi mạch.
Theo đó, Cadence sẽ cung cấp các công cụ phần mềm thiết kế vi mạch và các chương trình đào tạo liên quan cho các trường đại học tại TP.HCM bằng mạng lưới học thuật Cadence.
Với chương trình này, sinh viên tại TP.HCM sẽ tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn trong thiết kế và kiểm định vi mạch, cũng như học cách giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế vi mạch, thiết kế bảng mạch in và các quy trình hoàn chỉnh trong thiết kế, sản xuất vi mạch.
Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM Nguyễn Anh Thi cho biết, việc hợp tác này sẽ hỗ trợ tăng cường hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp vi mạch.
Người đàn ông châu Á cầm một con chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Việt Nam có cơ hội thành trung tâm phát triển chip, vi mạch bán dẫn của khu vực
Các sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ và phương pháp mới nhất trong thiết kế vi mạch và thiết kế hệ thống, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thành công hơn trong lĩnh vực điện tử, vi mạch.
“Chúng tôi tin việc hợp tác sẽ có đóng góp lớn cho việc nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Khu Công nghệ cao TP.HCM, góp phần phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cho TP.HCM cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam”, - ông Thi kỳ vọng.

Vi mạch bán dẫn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Ông Michael Shih, phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Cadence, đánh giá Khu Công nghệ cao TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trong khu vực.
Việc hợp tác này giữa hai bên được kỳ vọng sẽ giúp phát triển đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực thiết kế điện tử tại Việt Nam.
Ông Michael Shih cho biết, thông qua việc cung cấp quyền truy cập vào các phần mềm của Cadence, công ty mong muốn trang bị cho các thế hệ kỹ sư tương lai những kỹ năng cần thiết để đóng góp vào sự phát triển công nghệ cao tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức khẳng định phát triển công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã được thông qua bằng nhiều Nghị quyết.
Cụ thể, tại Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo.
Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, các ngành này đạt trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác.
Logo FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Bất ngờ con chip IoT Y tế đầu tiên của FPT: Việt Nam sản xuất thành công chip vi mạch?
Hay như trong Nghị quyết 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cubgx có đề ra nhiệm vụ "cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao…; lựa chọn các sản phẩm và công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu…".
Theo ông Đức, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện được xem là điểm đến tiềm năng với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn.
TP.HCM đang khẩn trương chuẩn bị về cơ chế, chính sách, quỹ đất, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao để thu hút đầu tư lĩnh vực này.
Từ tháng 10/2022, TP.HCM đã vận hành Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Khu Công nghệ cao TP.HCM với hàng loạt nhiệm vụ, trong đó có các chương trình hợp tác để huy động nguồn lực quốc tế, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
Về phần Công ty Candence, đây là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế hệ thống điện tử, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong phần mềm tính toán. Công ty có chiến lược thiết kế hệ thống thông minh về cung cấp phần mềm, phần cứng và IP nhằm biến các ý tưởng thiết kế vào thực tế.
Khách hàng của Cadence là những công ty sáng tạo nhất thế giới, cung cấp các sản phẩm điện tử đặc biệt từ chip đến bo mạch cho đến hệ thống hoàn chỉnh cho các ứng dụng thị trường năng động nhất bao gồm siêu tính toán, 5G, ô tô, điện thoại di động, hàng không vũ trụ, người tiêu dùng, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Trong 9 năm liên tiếp, tạp chí Fortune đánh giá Cadence là một trong top 100 công ty tốt nhất để làm việc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала