Hội nghị Shangri-La ở Singapore: “Ukraina không nên xảy ra ở châu Á"

© AFP 2023 / Roslan RahmanCác thành viên hội nghị thượng đỉnh Shangri-La tại Singapore
Các thành viên hội nghị thượng đỉnh Shangri-La tại Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2023
Đăng ký
Nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết: Singapore đã tổ chức Hội nghị Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 20, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu đến từ 30 quốc gia.Hội nghị Shangri-La là nền tảng nổi tiếng để trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh châu Á.
Hội nghị có uy tín lớn trên toàn thế giới nên đại diện của nhiều quốc gia muốn tham dự. Chẳng hạn, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Aleksey Reznikov đã đến Singapore trong năm nay để tham dự Hội nghị Shangri-La. Mọi người mong đợi tin tức khi nào chính phủ của ông ta sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Nga, nhưng Aleksey Reznikov đã làm mọi người thất vọng khi nói rằng trước tiên Ukraina phải giành chiến thắng trong cuộc chiến, sau đó mới ngồi vào bàn đàm phán.
Đại diện các nước NATO từ châu Âu cũng đến Hội nghị Shangri-La. Rõ ràng, giống như Ukraina, họ chịu ảnh hưởng của các chính trị gia Washington, những người muốn tấn công Nga và Trung Quốc một lần nữa tại hội nghị này. Do đó, phản ứng của người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) là điều đương nhiên.
Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Thượng Phúc lưu ý rằng "NATO không mang đến hòa bình và ổn định cho cả châu Âu và khu vực châu Á -Thái Bình Dương, mà là sự chia rẽ và đối đầu."
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Quốc phòng (thứ 2, trái sang) tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20. Ảnh: Lê Dương/Pv TTXVN tại Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2023
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam gặp gỡ ai ở Đối thoại Shangri-La?
Thật vậy, làm sao có thể mong đợi những điều gì khác từ một khối quân sự?
Trọng tâm chú ý của những người tập trung tại Hội nghị Shangri-La hoàn toàn không phải là Ukraina, mà là quan hệ Mỹ-Trung. Căng thẳng giữa hai cường quốc khiến các quốc gia Đông Nam Á lo lắng vì xung đột vũ trang Mỹ-Trung có thể bắt đầu từ đây, Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan. Những người tham gia hội nghị hy vọng rằng hai bộ trưởng quốc phòng - Trung Quốc và Mỹ - sẽ gặp nhau trong sự kiện này và cố gắng loại bỏ căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Nhưng điều đó đã không xảy ra, vì Bộ trưởng Trung Quốc đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vì thái độ tích cực của ông đối với Liên bang Nga.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đã có một bài phát biểu chứa đựng nhiều ý kiến mang tính xây dựng.
Ông Lý Thượng Phúc nói: “Trung Quốc và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản hai bên tìm kiếm những điểm chung và lợi ích chung để phát triển quan hệ song phương và làm sâu sắc thêm hợp tác.”
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng nhắc nhở người Mỹ điều mà chính họ nên hiểu: “Xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là thảm họa không thể chịu đựng nổi đối với toàn thế giới”.
Thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Nga ủng hộ tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực

Các nước ASEAN sẽ đứng về phía ai?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc ca ngợi sự hợp tác của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Theo ông, điều này cho phép duy trì ổn định ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
“Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng có một số quốc gia bên ngoài khu vực, dưới chiêu bài tự do hàng hải, đang thực hiện quyền bá chủ hàng hải" - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói.
Tất nhiên, ai cũng hiểu chúng ta đang nói đến Mỹ, Canada và các nước Tây Âu thường xuyên đưa tàu chiến đến Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ L. Austin không giấu giếm sự thật rằng đất nước của ông quan tâm đến ưu thế quân sự của mình trong khu vực.
“Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để củng cố vị thế của các lực lượng Mỹ trong khu vực. Chúng tôi làm cho sự hiện diện của mình thống nhất, linh hoạt và bền vững hơn. Và điều đó sẽ mang lại ổn định và an ninh hơn cho khu vực.” Đây là tầm nhìn của người Mỹ về các điều kiện cho an ninh khu vực.

Từ bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, có vẻ như đường lối hướng về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ được tiếp tục: “Chúng tôi đang tăng cường lập kế hoạch và phối hợp, đồng thời chúng tôi cũng đang tập trận chung với những người bạn của chúng tôi từ Biển Hoa Đông cho đến Biển Đông và Ấn Độ Dương," vị tướng Mỹ nói.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2023
Blinken: cuộc xung đột ở Ukraina củng cố khả năng Hoa Kỳ trước mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc
Trong số các đồng minh trung thành của Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Austin kể tên Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Nhằm tăng cường quan hệ đối tác không chỉ với các nước này mà với toàn bộ tổ chức ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng L. Austin đã tổ chức cuộc gặp bên lề với 10 bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á.
Như vậy, tại diễn đàn Shangri-La, một lần nữa các nước ASEAN thấy mình ở ngã ba đường. Các cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ tìm kiếm sự hỗ trợ của họ trong bối cảnh đối đầu gay gắt, trong khi các nước nhỏ muốn hòa bình và không muốn "trở thành đám cỏ cho voi giẫm trong cuộc chiến."
Ý kiến chung của các nước ASEAN được Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen bày tỏ: “Nếu xảy ra chiến tranh đồng thời ở châu Âu và châu Á, đó sẽ là thảm họa cho toàn thế giới”.
Ông cũng lưu ý đến lời kêu gọi khẩn thiết của các nước ASEAN: “Những gì đã xảy ra ở Ukraina không được xảy ra ở châu Á”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала