Mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành hiện thực như thế nào

© Sputnik / Isaev  / Chuyển đến kho ảnhNgười phụ trách Cơ quan đại diện thường trực của Mặt trận tại Matxcơva, ông Đặng Quang Minh, tại Liên Xô
Người phụ trách Cơ quan đại diện thường trực của Mặt trận tại Matxcơva, ông Đặng Quang Minh, tại Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2023
Đăng ký
Trước thềm kỷ niệm 100 năm chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Liên Xô, truyền hình Nga chiếu bộ phim tài liệu “Cuộc chiến của các siêu cường. Trận đấu Việt Nam".
Bộ phim bao trùm giai đoạn từ mốc Hiệp định Genève năm 1954 cho đến khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam. Dành riêng tái hiện cuộc đấu tranh anh dũng của những người Việt Nam yêu nước để thực hiện mơ ước của lãnh tụ Hồ Chí Minh về Tổ quốc Việt Nam thống nhất, tự do độc lập, và trong bối cảnh đó là quan hệ Xô-Mỹ.

Những người tham gia và tư liệu của bộ phim

Góp phần tham gia trong bộ phim này có Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga Alexei Vasiliev, trong những năm 1960 từng làm phóng viên thường trú tại Hà Nội của «Pravda» - tờ báo trung ương Liên Xô hồi bấy giờ, Mikhail Prozumenshikov, Phó Giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Đương đại Nhà nước Nga, và Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Nga trong Chiến tranh Việt Nam, từng là sĩ quan Liên Xô dự trận đánh tên lửa đầu tiên chống máy bay Mỹ trên vùng trời Việt Nam. Trong phim cho thấy các bản tốc ký ghi tại những cuộc gặp cấp cao Xô-Việt và Xô-Mỹ, tài liệu từ Kho Lưu trữ cá nhân của Leonid Brezhnev, ghi chép từ nhật ký của đại sứ Liên Xô tại Hà Nội Ilya Shcherbakov và đồng nghiệp của ông ở Washington là Anatoly Dobrynin, và các đoạn trích từ «Tài liệu của Lầu Năm Góc».
Sau khi hiệp định Genève được ký kết, trong phim lưu ý, miền Nam Việt Nam trở thành một pháo đài của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Nếu năm 1963 có 16.500 lính Mỹ ở đó thì đến cuối những năm 60, có thời điểm cơ số quân nhân Mỹ ở Nam Việt Nam đã tăng lên đến 500.000 người.

Một đoạn trích từ «Tài liệu của Lầu Năm Góc»: «Quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành ném bom quy mô lớn xuống lãnh thổ Việt Nam DCCH vào đầu năm 1965 là hệ quả sụp đổ không thể tránh khỏi của Nam Việt Nam và thất bại của chiến dịch quân sự chống lại «Việt Cộng». Tuy nhiên, những cuộc oanh tạc «rải thảm» khốc liệt vẫn không thể làm suy yếu mà lại củng cố cơ sở và sức mạnh của chính quyền ở Hà Nội. Cũng như không làm suy yếu cố gắng từ các đồng minh của Việt Nam DCCH, trước hết là Liên Xô, đang làm việc theo hướng thỏa hiệp với Hoa Kỳ».

Tuần dương hạm Nga mang tên Diana  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2023
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên nằm lại đất Việt
Từ hồi ký của ông Anatoly Dobrynin, đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ: «Vụ Mỹ ném bom Việt Nam DCCH đúng vào lúc phái đoàn Liên Xô thăm Hà Nội đã khiến ông Kosygin chống Tổng thống Johnson một cách quyết liệt. Mặc dù trước đó, Thủ tướng Liên Xô có quan hệ không tồi với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ».
Hoa Kỳ đã ném hơn 8 triệu tấn bom xuống mảnh đất Việt Nam. Chất độc «da cam» khai quang làm rụng lá, chất diệt cỏ đã phá hủy hàng trăm nghìn héc-ta ruộng canh tác và rừng rậm tự nhiên. Cho đến nay, ở thế hệ thứ ba hoặc thứ tư của người Việt Nam, vẫn cảm nhận tác động di truyền của cuộc chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam. Theo phát biểu công nhiên của hàng loạt tướng lĩnh Mỹ, Hoa Kỳ dự định «ném bom đưa Việt Nam trở lại thời đại đồ đá».

Liên Xô không cho phép làm như vậy

Mùa xuân năm 1965, những con tàu chở hàng viện trợ rời cảng Liên Xô vượt trùng khơi sang Việt Nam. Nếu việc cung cấp hàng dân dụng được công khai nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông Liên Xô hồi đó, thì trang thiết bị quân sự và đạn dược dành cho Việt Nam lại được bí mật vận chuyển bằng đường sắt qua CHND Trung Hoa, là quốc gia khi đó Matxcơva có quan hệ khá căng thẳng. Cụ thể, Matxcơva lên kế hoạch cung cấp cho Hà Nội các máy bay chiến đấu MiG-21, nhưng Việt Nam không đủ sân bay để tiếp nhận. Phía Liên Xô đề nghị Hà Nội thương thảo với Bắc Kinh về khả năng dành sân bay trên lãnh thổ Trung Quốc gần biên giới với Việt Nam cho công đoạn này, nhưng phía Trung Quốc đã từ chối.
Sau đó, trong cuộc đàm đạo của các ông Leonid Brezhnev và Lê Đức Thọ, đã đạt thỏa thuận về việc gửi sang Việt Nam DCCH ba trung đoàn tên lửa phòng không của Liên Xô và khoảng 6.000 cố vấn và chuyên gia quân sự Xô-viết, chủ yếu từ lực lượng tên lửa.
Zabiyaka  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Những trang sử vàng
Các thủy thủ Nga nhận huân chương Đại Nam Long Tinh của Hoàng đế An Nam
Các chuyên gia Liên Xô được cử sang Việt Nam một cách bí mật, luôn trong trang phục dân sự, không mang theo vũ khí cá nhân. Trong rừng rậm nhiệt đới, các trung tâm đào tạo của Liên Xô bắt đầu xúc tiến hoạt động. Như hồi ức của ông Nikolai Kolesnik, «thông dịch viên khi đó là những người Việt Nam đã tốt nghiệp khoa Tiếng Nga của Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội. Họ rất am hiểu về Pushkin, Gogol, Tolstov, Chekhov, nhưng lại hoàn toàn không nắm vững các thuật ngữ chuyên môn quân sự. Vì vậy, chúng tôi đã phải tự dạy họ về phần này».
Ngày 24 tháng 7 năm 1965, chỉ trong một đợt tấn công, hệ thống tên lửa phòng không S-75 của Liên Xô lần đầu tiên bắn hạ 3 máy bay Mỹ. Trận chiến do các chuyên gia Xô-viết trực tiếp thực hiện. Mốc ngày tháng này đã trở thành ngày hội thường niên của Bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam.

Viện trợ kỹ thuật-quân sự của Liên Xô giúp quân dân yêu nước Việt Nam giành chiến thắng

Tổng cộng từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 95 hệ thống tên lửa-phòng không và 7.658 tên lửa kèm theo, hơn 500 máy bay và 120 trực thăng, hơn 5.000 cỗ pháo phòng không và 2.000 chiếc xe tăng. Trong thời gian này, khoảng 11.000 sĩ quan, tướng lĩnh, binh lính và hạ sĩ quan quân đội Liên Xô thi hành nghĩa vụ có thời hạn đã tham gia hoạt động chiến sự ở Việt Nam. Trong quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liên Xô toàn tâm toàn lực ủng hộ phía Việt Nam ngoan cường chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Và mong ước đó của lãnh tụ cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực rạng rỡ, về hình thức là với việc ký kết Hiệp định Paris tháng 1 năm 1973, và thực tế vinh quang là ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала