Các tập đoàn lớn Trung Quốc bắt đầu nhòm ngó Việt Nam

© AFP 2023 / Manan Vatsyayana Thành phố Hà Nội
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2023
Đăng ký
Hai nhà sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu đô la vào Việt Nam. Tổng giá trị của các khoản đầu tư có thể vượt trên 1 tỷ đô la, nguồn tin của Reuters tiết lộ.
Trung Quốc hiện xếp thứ 3 về tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore và Nhật Bản. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã bắt đầu nhóm ngó và nhắm tới Việt Nam như một địa điểm đầu tư mới.

Nhà sản xuất pin Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam

Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc khởi động hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam, một trung tâm xuất khẩu toàn cầu với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do và lao động giá rẻ.
Xiamen Hithium Energy Storage Technology, công ty khởi nghiệp đang mở rộng ở châu Âu và Mỹ, đã tiếp xúc, làm việc với quan chức và nhà quản lý ngành tại Việt Nam để trao đổi về khả năng đầu tư tới 900 triệu USD nhằm xây dựng một nhà máy trên khu đất công nghiệp hơn 30 ha, nguồn tin cho biết.
Nếu khoản đầu tư được hoàn tất, Xiamen Hithium Energy Storage Technology sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Một nguồn thứ hai thạo tin cũng cho biết khoản đầu tư đang được xem xét sẽ có trị giá ít nhất 500 triệu USD.
Công ty có trụ sở tại Hạ Môn cũng cho hay, họ có kế hoạch mở rộng công suất sản xuất lên 70 Gigawatt (GW) vào cuối năm nay từ mức chỉ 15 GW như hiện nay.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Độc nhất vô nhị: Ở Trung Quốc nêu 10 lý do nên đầu tư vào Việt Nam ‘ngay bây giờ’
Hithium là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm lưu trữ năng lượng cố định, bao gồm các cell pin và kho chứa lớn giúp quản lý việc cung cấp năng lượng không liên tục từ các trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió.
Growatt New Energy, công ty đang thuê một nhà máy chế tạo sẵn tại Việt Nam, dự định chi khoảng 300 triệu USD để mua khoảng 15 ha đất công nghiệp xây dựng một nhà máy mới. Growatt cũng có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam, theo Reuters.
Được biết, Growatt là công ty chuyên sản xuất hệ thống pin và bộ biến tần lưu trữ năng lượng cho mục đích thương mại và dân dụng.
Các nguồn tin nhấn mạnh, cả hai công ty đang đàm phán với nhiều cơ quan chức năng và lãnh đạo khu công nghiệp về các địa điểm tiềm năng để xây dựng nhà máy của họ.
Việt Nam sở hữu thị trường năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế bùng nổ của nước này phải đối mặt với tình trạng cắt điện thường xuyên do nhu cầu ngày càng tăng, biến đổi khí hậu và lưới điện yếu.
Tuy nhiên, đến hiện tại, Việt Nam vẫn chưa thông qua luật cho phép sử dụng các cơ sở lưu trữ năng lượng để tăng cường mạng lưới điện quốc gia.
Theo Precedence Research, thị trường lưu trữ năng lượng cố định toàn cầu ước tính sẽ đạt trị giá khoảng 224 tỷ đô la vào cuối thập kỷ này so với chỉ hơn 31 tỷ đô la vào năm 2021. Các công ty lớn trên thị trường bao gồm Tesla, Panasonic và Philips.

Doanh nghiệp Trung Quốc liên tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm 2023 đến hết ngày 20/5, số vốn đầu tư từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam đã tăng 41,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,608 tỷ USD.
Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 1,086 tỷ USD và số vốn đăng ký điều chỉnh là 451,76 triệu USD với tổng cộng 156 dự án.
Trung Quốc hiện xếp thứ 3 về tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore và Nhật Bản.
Tính đến hết tháng 5, số dự án đầu tư của Trung Quốc còn hiệu lực là 3.720 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 24,87 tỷ USD.
Năm 2022, Trung Quốc đầu tư khoảng 2,52 tỷ USD vào Việt Nam, với 283 dự án cấp mới, đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 1,35 tỷ USD, vốn đăng ký điều chỉnh là hơn 1 tỷ USD với 283 dự án. Như vậy, chỉ trong 5 tháng đầu năm, số vốn đăng ký của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt 64% so với năm 2022.
Trong những năm trở lại đây, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam dần trở nên đa dạng với nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Các giai đoạn trước, dòng vốn của Trung Quốc chỉ tập trung vào mảng nhà hàng, khách sạn, hàng tiêu dùng,
May trang phục xuất khẩu ở Công ty Cổ phần thương mại May Việt Thành, Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào
Đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc còn mở rộng sang các ngành như dệt may, da giày, xơ sợi dệt, khai thác khoáng sản.
Với các nhà đầu tư Trung Quốc, Việt Nam hấp dẫn nhờ các yếu tố như: vị trí địa lý tiếp giáp nhau; đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế nhờ chi phí lao động rẻ và hệ thống các khu công nghiệp, nhà máy của các tập đoàn lớn đã xây dựng.
Các dự án lớn nhất của Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam có thể kể đến dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại tỉnh Bình Thuận, hay dự án chế tạo lốp xe Radian tại Tây Ninh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đầu tư tập trung ở các khu công nghiệp như Đình Vũ (Hải Phòng), Hòa Phú (Bắc Giang), Nam Tân Uyên (Bình Dương) và Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu)…

Các tập đoàn lớn Trung Quốc ngày càng để mắt tới Việt Nam

Có nhiều dấu hiệu cho thấy các tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng đang ngày càng để mắt đến thị trường Việt Nam.
Hồi tháng 5 vừa qua, tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Wang Chuanfu - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, công ty này đã chia sẻ họ đang có kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Đồng đô la - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Việt Nam có thể học mô hình của Trung Quốc tăng đầu tư vào Mỹ và ra nước ngoài
Trong thời gian tới, BYD sẽ mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện với những công nghệ tốt nhất để cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á.
Kê từ đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư tính đến ngày 20/5 là gần 10,86 tỷ USD, bằng 92,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 10,6% so với 4 tháng đầu năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала