Biển Đông

USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ

Bắc Kinh đã gây ra mối quan ngại trong khu vực sau khi xây dựng một loạt tiền đồn nhân tạo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và biến chúng thành những căn cứ không quân - hải quân đầy đủ vũ khí.
Sputnik

The Japan Times ngày 13/3 đưa tin, tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson sau khi rời Việt Nam, đã tiến hành cuộc tập trận song phương với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông "đang tranh chấp".

Phải chăng cuộc “chiến tranh pháp lý” trên Biển Đông đã chính thức bắt đầu?

USS Carl Vinson cùng với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tiến hành tập trận chung với tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản để tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến giữa 2 đồng minh.

Chỉ huy trưởng tàu sân bay USS Carl Vinson, Chuẩn đô đốc John Fuller cho biết:

"Hợp tác hàng hải mạnh mẽ để duy trì an ninh, ổn định và thịnh vượng mà khu vực Ấn Độ Dương đã có trong hơn 70 năm qua. Các hoạt động hợp tác hàng hải với một đối tác thân cận (Nhật Bản) sẽ thúc đẩy hợp tác khu vực."

 

The Japan Times bình luận:

Bắc Kinh đã gây ra mối quan ngại trong khu vực sau khi xây dựng một loạt tiền đồn nhân tạo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và biến chúng thành những căn cứ không quân — hải quân đầy đủ vũ khí. Mỹ đã lên án việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, lo ngại các tiền đồn này được sử dụng để kiểm soát tự do hàng hải trên biển với 3 ngàn tỉ USD giá trị thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm. Vào tháng 1 và tháng 2/2018, tàu khu trục Hoa Kỳ USS Michael Murphy cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung với tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. [1] Trong một động thái khác có liên quan, tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire đã bắt đầu chuyến viếng thăm Philippines 4 ngày, bắt đầu từ thứ Hai 12/3, tờ Philippines Daily Inquirer ngày 13/3 cho biết.

Việt Nam đã thẳng thắn nêu vấn đề Biển Đông tại Uỷ ban Pháp lý LHQ
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Philippines, ông Nicolas Galey nói với giới truyền thông hôm thứ Hai rằng, tranh chấp trên Biển Đông là một trong những nội dung trao đổi trong cuộc gặp gỡ giữa các quan chức quốc phòng hai nước vào tuần trước.

"Philippines và Pháp đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Chúng tôi đã chứng minh điều này ngay trong tuần trước, khi một phái đoàn cấp cao Bộ Quốc phòng Pháp tới Manila để dự kỳ họp đầu tiên của ủy ban hợp tác song phương.

Tôi sẽ không thể nói cụ thể hơn về những gì đã được thảo luận.

Nhưng chắc chắn đó là lĩnh vực hợp tác mới rất quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh mà Pháp và Philippines phải tăng cường hợp tác hơn nữa vì an ninh khu vực.

Đất nước tôi và Philippines đều có lợi ích trong việc duy trì an ninh và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là trên biển.

Chúng tôi cũng tham gia với Philippines trong cuộc chiến chống khủng bố", ông nói.

 

Còn quốc gia thứ 4 trong bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, ngày 13/3 Ngoại trưởng Australia bà Julie Bishop phát biểu với các quan chức ASEAN tại Sydney:

Luật pháp quốc tế sẽ duy trì ổn định trong Biển Đông bị căng thẳng bởi các yêu sách đối nghịch.

Bà cũng nêu vấn đề, cần đặt ra giới hạn về mức độ mà các quốc gia sử dụng quyền lực kinh tế hoặc quân sự của họ để áp các hiệp định không công bằng đối với các nước kém phát triển hơn.

Reuters ngày 13/3 cho rằng, bà Julie Bishop rõ ràng muốn củng cố các nỗ lực của Australia để xây dựng một liên minh chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.

Giáo sư Nick Bisley từ Đại học La Trobe ở Melbourne bình luận:

"Australia đang cố gắng để có được sự nhất trí của ASEAN với nhận định rằng, Trung Quốc là kẻ phá vỡ quy tắc mà các bên đều hưởng lợi nếu tuân thủ chúng.

Nếu ASEAN có thể sử dụng quan điểm này, nó sẽ củng cố vị thế của Australia một cách đáng kể." [5]

Thời báo Hoàn Cầu ngày 12/3 cho hay, thứ Năm tuần trước cuộc họp không chính thức cấp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi "giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế".

"Tàu sân bay Mỹ "Carl Vinson" thăm Đà Nẵng là sự kiện bình thường với quốc phòng Việt Nam"
Ông Chen Xiangmao, một nhà nghiên cứu Trung Quốc về Biển Đông nói với Thời báo Hoàn Cầu:

"Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để điều chỉnh các hành vi trong khu vực.

Đồng thời nên mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ sinh thái, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khai thác dầu khí và nghiên cứu khoa học trên Biển Đông."

Ông Zhao Gancheng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á — Thái Bình Dương tại Trung Quốc thì bình luận:

"Có thể vẫn còn sự khác biệt trong quan điểm của các nước ASEAN, nhưng ít nhất nên có một thỏa thuận trong ASEAN rằng không nên sử dụng quân sự ở Biển Đông.

Các nước ngoài Biển Đông như Mỹ và Ấn Độ có thể tiếp tục can thiệp vào đó (Biển Đông), và đó sẽ là một thách thức quan trọng trong khu vực.

Trung Quốc cũng nên tận dụng cơ chế tư vấn để giải quyết vấn đề với các quốc gia này." [6]

Tài liệu tham khảo:

[1]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/03/13/national/u-s-aircraft-carrier-msdf-helicopter-destroyer-conduct-joint-exercises-disputed-south-china-sea/#.WqdMWh2uzcd

[2]http://globalnation.inquirer.net/164912/philippines-france-south-china-sea-west-philippine-sea-military-cooperation-dispute-southeast-asia-defense-peace

[3]http://abcnews.go.com/International/wireStory/recent-developments-surrounding-south-china-sea-53677630

[4]https://thediplomat.com/2018/03/frances-indo-pacific-role-in-the-spotlight-with-frigate-philippines-visit/

[5]http://www.euronews.com/2018/03/13/australia-to-stress-international-law-in-south-china-sea-dispute

[6]http://www.globaltimes.cn/content/1092913.shtml

Theo: GDVN

 

Thảo luận