Việt Nam tính toán đạn pháo cho tàu tuần tra Pohang?

Sau khi tiếp nhận tàu tuần tra Pohang thứ hai là chiếc Yeosu thì có lẽ đã tới lúc Việt Nam tính đến việc đảm bảo đạn dược cho lớp tàu này, theo Báo Đất Việt.
Sputnik

Hiện nay trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam có 1 tàu tuần tra săn ngầm lớp Pohang Flight III do Hải quân Hàn Quốc chuyển giao chính là tàu 18, đây vốn là chiếc Gimcheon số hiệu PCC-761.

Việt Nam nhận thêm tàu Pohang cấu hình vũ khí mạnh hơn?

Sau khi về Việt Nam, dàn vũ khí của chiếc Pohang trên có một vài thay đổi so với nguyên bản như đã tháo bỏ cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm, chỉ giữ lại 1 pháo hạm Oto Melara Compact 76,2 mm, 1 pháo Dardo 40 mm cùng 1 pháo bắn nhanh Sea Vulcan cỡ 20 mm.

Dễ nhận thấy các loại pháo hạm trên đều có cỡ nòng và loại đạn khác với chủng loại mà Hải quân Việt Nam vẫn đang sử dụng.

Ngoài tàu 18 thì còn có tàu CSB 8020 cũng trang bị pháo Oto Melara Compact và tiếp đến nữa là chiếc Yeosu (PCC-765), khi nhận đủ số lượng tàu như trên thì việc đảm bảo hậu cần đạn dược cho chúng là vấn đề không thể xem nhẹ.

Việt Nam có thể nhận được tổng cộng 5 tàu Pohang Hàn Quốc?
Cần lưu ý rằng mặc dù cùng cỡ nòng 76,2 mm nhưng đạn pháo của AK-176 không thể lắp lẫn cho Oto Melara Compact. Tương tự như vậy, đạn 40 mm của pháo Bofors trang bị cho tàu đổ bộ LST chiến lợi phẩm mà Việt Nam đã tự chế tạo được cũng chẳng thể lắp lẫn cho khẩu Dardo.

Thực tế khi bàn giao tàu thì phía đối tác Hàn Quốc và Mỹ đã tặng kèm một cơ số đạn nhất định, tuy nhiên chúng chỉ đủ dùng trong thời gian rất ngắn và về lâu về dài chúng ta vẫn cần có một nguồn bổ sung đầy đủ hơn.

Việt Nam có thể tính đến phương án mua đạn pháo từ Hàn Quốc để trang bị cho những tàu Pohang, nhưng tham khảo nước bạn Philippines thì mỗi hợp đồng đặt mua phải có số lượng tối thiểu 5.000 viên, đây là khoản chi phí chẳng hề nhỏ.

Thảo luận