Trung Quốc ủng hộ Myanmar tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore

Phía Trung Quốc hỗ trợ các nỗ lực của Myanmar để đảm bảo ổn định nội bộ của mình, cũng như hỗ trợ giải pháp toàn diện của Myanmar và Bangladesh về vấn đề bang Rakhine thông qua đối thoại và tham vấn.
Sputnik

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố như vậy tại Singapore trong cuộc gặp với cố vấn nhà nước của Myanmar và lãnh đạo Aung San Suu Kyi bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Trước đó tại Singapore, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc lãnh đạo Myanmar rằng hành động của chính quyền Myanmar đối với người tị nạn Rohingya là "không thể biện minh". Ông Mike Pence thực sự đã yêu cầu đưa thủ phạm trong vấn đề người tị nạn ra công lý. Nói về điều này, CNN đã nêu phản ứng của lãnh đạo Myanmar đối với cáo buộc của Mike Pence: Aung San Suu Kyi tuyên bố rằng bà hiểu tình hình ở nước mình tốt hơn so với các nhà phê bình từ bên ngoài.

Aung San Suu Kyi cũng bị Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chỉ trích gay gắt. Trước buổi chụp hình khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Singapore, ông cáo buộc bà không bảo vệ các tín đồ Hồi giáo Rohingya.

Thủ tướng Singapore lo sợ ASEAN sẽ phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Trong khi đó, cùng với Trung Quốc, nước láng giềng lớn khác của Myanmar là Ấn Độ lại ủng hộ chính quyền của nước này. Ấn Độ hiện đang tham gia dự án xây dựng 1.500 căn nhà ở bang Rakhine. Tháng 12 năm ngoái, Ấn Độ cam kết sẽ phân bổ 25 triệu USD trong vòng 5 năm để "khôi phục cuộc sống bình thường" trong khu vực xung đột. Về phần mình, trong tháng 10, Trung Quốc đã tặng 1.000 ngôi nhà lắp ghép trị giá hơn 10 triệu USD để tiếp nhận những người tị nạn trở về Rakhine.

Các nhà quan sát cũng lưu ý rằng tại bang này, Trung Quốc và Ấn Độ có các dự án cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của họ. Đặc biệt, cuối tháng 10, Ấn Độ đã ký thỏa thuận về vận hành cảng tại Sittwa, trung tâm hành chính của bang Rakhine. Dự án sẽ tạo thuận lợi cho việc Ấn Độ tiếp cận từ biển qua tiểu bang này đến các bang phía Đông Bắc của đất nước. Ở khu vực cách phía nam Sittwe 100 km có đường ống dẫn dầu khí đang hoạt động, được xây dựng với sự tham gia của Trung Quốc, trải dài từ Vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam, giáp với Myanmar.

Ngoài ra, tuần trước, Trung Quốc và Myanmar đã ký thỏa thuận xây dựng và hiện đại hóa cảng nước sâu Kyaukpyu. Dự án này, cùng với đường ống dẫn dầu và khí đốt, sẽ trở thành một phần của hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar do Trung Quốc đề xuất. Hồi tháng 10, thỏa thuận song phương về dự án đường sắt lớn nối biên giới Trung-Myanmar với cảng Kyaukpyu đã được ký kết.

Putin: Trừng phạt không thể ngăn được hợp tác Nga - ASEAN và sự phát triển kinh tế của họ

Chuyên gia Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, ông Shen Shishun cho rằng giải quyết vấn đề người tị nạn ở bang Rakhine sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án hợp tác song phương:

"Tôi cho rằng các vấn đề nội bộ của Myanmar sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc ở đất nước này. Trung Quốc chưa bao giờ can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước khác, không có ý định can thiệp vào những bất đồng chính trị nội bộ ở Myanmar. Trung Quốc hy vọng rằng tất cả các nhóm sắc tộc ở Myanmar sẽ hòa giải, và tình hình sẽ ổn định.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar có thể phát triển một cách lành mạnh và ổn định. Hơnnữa, thươngmạivà hợptáckinhtếvà trao đổigiữahainướclà vì lợi íchcủacảhaibên. Đặcbiệt, mộtsốdự ánhợptáckinhtếdoTrungQuốcthựchiện đượchỗtrợbởichínhphủcủacảhainước. Cácdự án đó rấtquantrọng đthúc đẩysựpháttriểnkinhtếvà xã hộicủaMyanmar. Đồngthời, nếumộtdự ánhợptáccùngcó lợinào đó gặptrụctrặc, điều đó sẽkhôngcó lợichobấtkỳbênnào. Chínhphủcủacảhaiquốcgia, cũngnhư cácdoanhnghiệp, sẽnỗlựcduytrì sựổn địnhvà pháttriển."

ASEAN có một đối tác chiến lược mới

Ông Andrei Volodin, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu tại Viện các vấn đề quốc tế tại Học viện ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết các dự án kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành một trong những lý do quan trọng cho lợi ích chung trong việc giải quyết vấn đề bang Rakhine càng sớm càng tốt.

"Trung Quốc và Ấn Độ hiểu rằng vấn đề của người tị nạn gây ra gánh nặng đáng kể cho nền kinh tế của họ. Và Ấn Độ hiểu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề người tị nạn, bởi vì có một số lượng đáng kể người tị nạn từ Bangladesh sau cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.

Đối với bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn, rõ ràng là có sựxíchlạigầnnhaugiữa Trung Quốc và Ấn Độ sau vụ việc trên biên giới hồimùa hè năm 2017. Về các vấn đề chính sách đối ngoại, có thể tìm thấy các điểm tiếp xúc, Trung Quốc và Ấn Độ nếu không phải là cùngmộtmặt trận thống nhất, thì cũngcó lậptrườnggần gũi. Mà cuộc khủng hoảng tịnạnđã là vấn đề địa chính trị."

Các nhà quan sát không loại trừ tình hình ở Myanmar và xung quanh nước này có thể là một trong những chủ đề tại cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Sanjay Mitra. Cuộc đàm phán đã được tổ chức hôm thứ Năm tại Bắc Kinh. Tại cuộc gặp, ông Sanjay Mitra lưu ý rằng quan hệ với Trung Quốc là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất của Ấn Độ. Ông nhấn mạnh sự phát triển quan hệ tích cực nhờ sự lãnh đạo của các nguyên thủ cả hai quốc gia. Ấn Độ tái khẳng định sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa các quân nhân và loại bỏ bất đồng để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Thảo luận