Quan điểm của Việt Nam về việc APEC không đưa ra được tuyên bố chung

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao đánh giá việc các lãnh đạo APEC không đạt được tuyên bố chung là đáng tiếc, nhưng hội nghị đạt được nhiều kết quả và sẽ tiếp tục là diễn đàn quan trọng, Zing dẫn lời cho biết.
Sputnik

Tại cuộc họp báo ngày 22/11, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nhận định:

APEC không ra được tuyên bố chung do một số nước tranh cãi về nội dung văn bản

"Việc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 vừa qua không ra được tuyên bố chung là điều đáng tiếc".

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Phương Trà, hội nghị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, triển khai cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, trong đó có các vấn đề như kinh tế kết nối toàn diện, thúc đẩy liên kết kinh tế, kinh tế số hay vấn đề tăng trưởng bền vững, bao trùm.

Phó phát ngôn nhấn mạnh Việt Nam và các nước thành viên tin tưởng và khẳng định Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) vẫn là diễn đàn quan trọng có quy mô lớn nhất ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

"Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên đóng góp vào tiến trình hợp tác và liên kết kinh tế của APEC để cơ chế này có thể đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực, cũng như đưa khu vực này trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu", bà Nguyễn Phương Trà khẳng định.

Việt Nam sẽ thu hút FDI nhiều nhất khu vực APEC?
Các nước tham gia Diễn đàn APEC từ năm 1993 đều đưa ra được tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo khi kết thúc hội nghị.

Tại Papua New Guinea năm nay, lần đầu tiên tuyên bố này không đạt được vì mâu thuẫn giữa Mỹ với Trung Quốc. Thay vào đó, lãnh đạo nước chủ nhà Papua New Guinea chỉ có một bài phát biểu tổng kết sự kiện.

Hội nghị cấp cao cũng đã chứng kiến những lần công kích và đáp trả gay gắt giữa Phó tổng thống Mỹ Mike PenceChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong lúc ông Tập Cận Bình chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, Phó tổng thống Pence tuyên bố Washington sẽ không từ bỏ việc áp thuế khi Bắc Kinh vẫn đang thực hiện những hoạt động thương mại không công bằng, như "chuyển giao công nghệ kiểu cưỡng ép" và "đánh cắp tài sản trí tuệ".

Thảo luận