Thủ tướng Việt Nam phê bình nhiều bộ, ngành

Lãnh đạo Chính phủ phê bình các bộ, ngành khi nhiều điều kiện kiểm tra chuyên ngành vẫn gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, VnExpress cho hay.
Sputnik

Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến tháng 6, ngày 4/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nền kinh tế đã đi qua 6 tháng đầu năm 2019 trong bối cảnh tình hình thế giới trì trệ, có nhiều bất trắc, biến động nhanh.

Cơ quan nhà nước Việt Nam nợ hàng trăm triệu USD tiền thi công của doanh nghiệp nước ngoài

Nhưng một số vấn đề nội tại nền kinh tế vẫn nổi lên, ảnh hưởng tới tăng trưởng, ổn định vĩ mô. Thủ tướng phê bình việc cắt giảm điều kiện kinh doanh theo Nghị quyết của Chính phủ chưa có bước tiến thực chất, nhiều điều kiện kiểm tra chuyên ngành còn bất cập, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

"Tình trạng nói hay, làm dở, chuyển lòng vòng, rồi cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi... vẫn còn. Các cấp ngành chấn chỉnh ngay", ông yêu cầu.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhận xét việc giảm điều kiện kinh doanh ở các bộ, ngành chưa biến chuyển đáng kể trong quý II. Nghị quyết 02 về cắt giảm điều kiện kinh doanh đưa ra yêu cầu trước ngày 30/6, các bộ, ngành phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, song thực tế, theo ông chưa đạt yêu cầu.

Ông nêu một số điều kiện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ, các điều kiện kiểm soát hàm lượng formaldehyde và các amin thơm trong sản phẩm dệt may; quy định cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, làng du lịch...) đã được xếp hạng, gắn sao phải có giấy phép kinh doanh rượu...

Doanh nghiệp lớn nhanh bất thường: Rủi ro lớn đối với kinh tế Việt Nam

"Những bất cập này đã được kiến nghị sửa nhiều lần nhưng chưa được giải quyết", ông Dũng nói. 

Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng đặt vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, ODA thấp ở mức đáng báo động, khi mới đạt 37% kế hoạch được giao giai đoạn 2016-2019.

Khi được Thủ tướng yêu cầu chỉ rõ nguyên nhân và hướng khắc phục, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày cả nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng thừa nhận, "chủ yếu do chủ quan".

Theo ông Dũng, cùng mặt bằng quy định pháp luật thì 35 bộ ngành, 16 địa phương giải ngân dưới 30%. Nhưng cũng có các bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ giải ngân 50%. 

"Do tâm lý chủ quan với kế hoạch vốn đầu tư công dẫn tới sự thiếu quyết liệt ngay từ năm đầu và xuất hiện tâm lý sợ trách nhiệm", Bộ trưởng Kế hoạch nêu.

Vì sao Việt Nam xếp ‘hạng bét’ về khởi nghiệp kinh doanh?

Mặt khác, nhiều địa phương không phân cấp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp cơ sở; nhiều dự án đầu tư ODA 2019 gặp vướng mắc liên quan tới gia hạn thoả thuận vay lại vốn, thủ tục ghi chi - thu của Bộ Tài chính; giải ngân trái phiếu chậm...

Điển hình là dự án thu hồi, bồi thường tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hiện dự án này mới giải ngân được 300.000 tỷ đồng, đạt gần 5% kế hoạch giao.

Ông Dũng kiến nghị Chính phủ có giải pháp mạnh với dự án đầu tư công giải ngân chậm, đến 30/9, dự án nào không đạt giải ngân 30% thì không được bố trí vốn cho năm sau.

Việt Nam: Làm gì để không tái diễn cảnh doanh nghiệp FDI bỏ trốn

Tuy nền kinh tế có nhiều thách thức, song Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tự dự báo, tăng trưởng năm nay sẽ đạt 6,8%. Bộ này báo cáo, GDP 6 tháng năm 2019 tăng 6,76%. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,93%, khu vực dịch vụ 6,69%. Chỉ số CPI tháng 6 giảm 0,09% và bình quân 6 tháng tăng 2,64%, thấp nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu 122,7 tỷ USD, tăng 7,3%. Nhập siêu còn 34 triệu USD (5 tháng nhập siêu 1,3 tỷ USD).

Vốn FDI thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1%. Trên 67.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,8% về số doanh nghiệp và tăng 32,5% về vốn đăng ký. Gần 22.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 31,4%.

Thảo luận