"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Tàng hình, linh hoạt, có khả năng mang một lượng thuốc nổ tương đương mấy trăm kg TNT... Cả hiện nay ngư lôi vẫn là loại vũ khí đe dọa các tàu chiến nhiều hơn so với các tên lửa chống hạm tốc độ cao thông minh nhất. Sau đây là bài của Sputnik về những ngư lôi nguy hiểm nhất .
Sputnik

Sau đây là bài của Sputnik về những ngư lôi nguy hiểm nhất.

Cựu chiến binh của hai (thậm chí cả ba) cuộc chiến

Năm 1878, các thủy thủ Nga lần đầu tiên sử dụng ngư lôi để tấn công các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ từ khoảng cách tối thiểu. Sau đó, các vị đô đốc đã phải xem xét lại toàn bộ chiến thuật hải quân.

Vào đầu thế kỷ XX, khi trong thành phần lực lượng hải quân của các cường quốc hàng đầu xuất hiện thiết giáp hạm, các kỹ sư bắt đầu tích cực phát triển các loại ngư lôi. Gần một nửa số tàu chiến bị đánh chìm trong Thế chiến thứ nhất đã bị phá hủy bởi ngư lôi. Vào đầu Thế chiến II, vũ khí này đã trở nên hoàn hảo hơn. Ví dụ, ngư lôi đã có mấy tốc độ, có tầm bắn vài km, cầu chì tiếp xúc và không tiếp xúc, hệ thống hướng dẫn mục tiêu và hệ thống theo dõi.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Các kỹ sư Đức được coi là các bậc thầy trong cuộc chiến ngư lôi trong những năm Thế chiến thứ hai. Nhưng, cả những ngư lôi của Đức cũng thỉnh thoảng gặp trục trặc. Năm 1943, ngư lôi 533 mm T5 "Zaunkönig" được kích nổ bằng âm thanh đã được trang bị cho Hải quân của nước Đức Hitler. Ngư lôi đã di chuyển với tốc độ khoảng 50 km / giờ (27 hải lý), được hướng dẫn bởi âm thanh của cánh quạt, mang theo lượng thuốc nổ tương đương 300 kg TNT, và có khả năng tiêu diệt tàu chiến của đối phương từ khoảng cách 5,5 km. Nhưng, hóa ra vũ khí thần kỳ tiếp theo của Đệ Tam Đế Chế không hiệu quả lắm và rất ngu ngốc. Trong số gần 650 đợt phóng, ngư lôi Zaunkönig chỉ có thể tiêu diệt 58 mục tiêu. Ngư lôi thường phát nổ sớm và đôi khi, quả ngư lôi bắt đầu "săn lùng" tàu ngầm đã phóng nó vì có hệ thống dẫn đường không hoàn hảo.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Chiến lược hải quân của các đồng minh của Hitler

Vào cuối cuộc Thế chiến II ở vùng Thái Bình Dương, Nhật Bản - đồng minh của Hitler – bắt đầu sử dụng tàu ngầm - ngư lôi Kaiten mang đầu đạn nặng tới 1,5 tấn! Tàu nổi hoặc tàu ngầm đã đưa ngư lôi đến điểm phóng. Người lái hướng con tàu đến mục tiêu, và thủy lôi sống Kaiten ra đi ''chết hạnh phúc và tự hào vì hoàng đế”. Nhưng, hiệu quả và độ tin cậy của Kaiten cũng rất thấp. Nhật Bản đã sử dụng hơn một trăm ngư lôi-kamikaze mà chỉ đánh chìm khoảng 10 tàu Mỹ. Nhiều khi thủy lôi sống Kaiten bị chìm, tự phát nổ, hoặc dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Một dự án thành công hơn là ngư lôi của Ý - một đồng minh châu Âu của Hitler. Các kỹ sư của Ý là những bậc thầy trong lĩnh vực chế tạo vũ khí phá hoại dưới nước. Họ đã tạo ra ngư lôi có người lái, nói chính xác hơn - tàu ngầm mini Maiale. Ngư lôi được lái bởi hai thợ lặn ngồi trên nó như trên lưng ngựa.

Thủy thủ đoàn của Maiale bí mật thâm nhập vào căn cứ hải quân của đối phương và lắp đặt dưới đáy tàu đầu đạn ngư lôi với cơ chế chậm nổ. Sau đó, các thợ lặn rời khỏi hiện trường; không thể đòi hỏi sự hy sinh ở  những người Ý yêu đời. Với sự giúp đỡ của Maiale, lực lượng hải quân của phát xít Ý đã đánh chìm hoặc làm hỏng mấy tàu chở dầu và tàu vận tải quân sự của Anh.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Trận gió giật của Shkval và đầu dò nhiệt của Fizik

Vũ khí ngư lôi hiện đại rất thông minh và chính xác, và không cần có người điều khiển. Ví dụ, kể từ năm 1977, ngư lôi Shkval (phiên bản xuất khẩu Shkval-E) được trang bị cho lực lượng hải quân Liên Xô, và sau đó của Nga. Ngư lôi Shkval liên tục được hiện đại hóa. Ưu điểm chính của nó so với các loại ngư lôi tương tự là khả năng lặn xuống độ sâu hơn 100 mét và tốc độ cực lớn (hơn 300 km / giờ). Ngư lôi di chuyển trong cái gọi là "siêu khoang" với sự giúp đỡ của động cơ nhiên liệu rắn, phần đầu lắp thiết bị tạo khoang đặc biệt. Tuy nhiên, Shkval có cả những nhược điểm: khoảng cách phóng gần mục tiêu (khoảng 10 km), tiếng ồn và không điều khiển được (tọa độ chính xác của mục tiêu được nhập ngay trước khi phóng). Nhưng, ưu điểm của Shkval nhiều hơn các nhược điểm, đây là sự đột ngột của cuộc tấn công và khả năng mang đầu đạn hạt nhân (lên tới 150 kiloton) hoặc 210 kg chất nổ thông thường.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Một ngư lôi hiện đại khác của Nga  - ngư lôi Fizik có tốc độ chậm hơn, nhưng nó có thể di chuyển 50 km dưới nước và mang 300 kg TNT. Ngư lôi Fizik có hệ tự dẫn thủy âm với hệ thống nhận dạng vệt nước đuôi tàu với cự ly phản ứng của hệ tự dẫn là từ 1,2-2,5 km. Ngoài ra, độ ồn khi tấn công mục tiêu được giảm đi rất nhiều.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất
Ngư lôi trong kho vũ khí của Mỹ

Một trong những phát triển mới nhất của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ là ngư lôi chống tàu ngầm cỡ nhỏ Mark 54 với trọng lượng 300 kg, nó mang theo 140 kg chất nổ. Nó cũng có thể được thả từ trên không ở vùng biển ngoài khu vực phòng không của hải quân đối phương: an toàn và bí mật.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất

Với mục đích này Mỹ đã phát triển hệ thống HAAWC (High Altitude Antisubmarine Warfare Weapons Capability) tạo khả năng phóng ngư lôi từ xa. Ngư lôi được trang bị một bộ cánh và đuôi, cho phép thả nó ở khoảng cách xa với mục tiêu từ độ cao 250 đến 15.000 mét. Khi tiếp xúc với mặt nước, động cơ ngư lôi khởi động, bắt đầu di chuyển và tìm kiếm mục tiêu. Tất nhiên, Mark 54 cũng có thể được phóng bằng cách sử dụng các bệ phóng trên tàu chiến.

"Sát thủ tàng hình". Vũ khí nào khiến các thủy thủ sợ nhất
Thảo luận