Ấn Độ có thể khởi động sứ mệnh mặt trăng "Chandrayan-3" vào năm 2020

MOSKVA (Sputnik) - Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) dự định khởi động sứ mệnh thám hiểm mặt trăng mới vào tháng 11 năm 2020, mag tên “Chandrayan-3”, tờ Times of India dẫn nguồn tin từ cơ quan cho biết.
Sputnik

Điều gì sẽ quyết định sự thành công của sứ mệnh?

Theo đó, những ủy ban đặc biệt được thành lập dựa trên cơ sở của ISRO, đã tổ chức một số cuộc họp kể từ tháng 10 năm nay, nhằm chuẩn bị cho công cuộc thám hiểm mặt trăng trong tương lai.

“Một điều cực kỳ quan trọng là phải tiến hành phân tích chi tiết về những thay đổi và ứng dụng công nghệ mới để có thể đạt được thành công trong việc hạ cánh xuống mặt trăng”, - nguồn tin cho biết, đề cập đến sự thất bại trong nỗ lực hạ cánh xuống mặt trăng trước đó của mô-đun dự án “Chandrayan-2”.

Theo hãng tin, ISRO dự định sẽ thực hiện sứ mệnh phóng tàu lên mặt trăng trước cuối năm sau.

Ấn Độ dự định mua động cơ tên lửa của Nga

Tàu vũ trụ Ấn Độ “Chandrayan-2” đã đi vào quỹ đạo của mặt trăng vào ngày 20 tháng 8. Đến tháng 9, mô-đun phóng “Vikram” lẽ ra đã có thể thành công hạ cánh có kiểm soát xuống bề mặt của mặt trăng. Việc giảm độ cao của tàu đã diễn ra bình thường, tuy nhiên, đến độ cao 2,1 km, đã xảy ra sự cố và sai lệch so với tuyến đường, chi tiết về sự cố này đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Sau một loạt nỗ lực không thành công, các nhân viên của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ đã quyết định chấm dứt cố gắng khôi phục kết nối với con tàu.

Chi phí của dự án “Chandrayan-2”, hoàn toàn do   chi trả, lên tới khoảng 125 triệu đô la. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc) hạ cánh “mềm” xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Thảo luận