Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Leningrad là một thành phố đặc biệt quan trọng của Liên Xô, vì thế quân đội Đức quốc xã dưới sự chỉ huy của Hitler đã lên kế hoạch phá hủy hoàn toàn thành phố này và tiêu diệt những người dân của nó.
Sputnik

Giai đoạn đầu của cuộc phong tỏa

Các trận đánh ác liệt ở ngoại ô Leningrad đã bắt đầu vào ngày 10 tháng 7 năm 1941. Ở giai đoạn đầu, quân Đức trội hơn Hồng quân về nhiều mặt: số quân gấp 2,5 lần, được trang bị nhiều hơn Hồng quân gấp 10 lần về máy bay, gấp 1,2 lần về xe tăng và gấp 6 lần về súng cối.

Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức đã được giao nhiệm vụ tiêu diệt các đơn vị Hồng quân ở vùng Baltic, chiếm các căn cứ hải quân trên biển Baltic và đánh chiếm Leningrad trước ngày 21/7/1941.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Nhưng cuối cùng, chỉ vào ngày 8 tháng 9 năm 1941, quân Đức quốc xã chiếm được thành phố Shlisselburg và do đó nắm quyền kiểm soát thượng nguồn sông Neva. Kết quả là Leningrad bị cắt khỏi đất liền. Quân Đức quốc xã đã trông đợi rằng thành phố sẽ đầu hàng khi phải đối mặt với nạn đói.

Đó là những trang khủng khiếp nhất trong lịch sử Leningrad, cuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày đêm cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1944. Đây là cuộc bao vây dài nhất và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 900 ngày đêm khó khăn và đau khổ, can đảm và vị tha.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Những con số gây ấn tượng mạnh

2 triệu 544 nghìn cư dân thành phố, 343 nghìn cư dân của các khu vực ngoại thành, các đơn vị quân đội bảo vệ thành phố đã bị lọt vào vòng vây. Dự trữ lương thực thực phẩm và nhiên liệu bị hạn chế, lẽ ra chỉ đủ dùng từ một đến hai tháng.

Hơn 640 nghìn dân đã chết vì đói, hàng chục nghìn người thiệt mạng do các vụ pháo kích và ném bom, chết vì yếu sức sau khi được đưa đi sơ tán.

Bất chấp nạn đói và các vụ bắn phá của kẻ thù, cư dân Leningrad vẫn cố gắng chống cự và tiếp tục phòng thủ anh hùng.

Các yếu tố quan trọng trong lịch sử của thành phố trên sông Neva là những con số sau đây: hơn 500 nghìn cư dân Leningrad đã tham gia xây dựng các công trình phòng thủ; họ đã xây dựng 35 km chướng ngại vật chống tăng, hơn 4 nghìn ụ súng; 22 nghìn hỏa điểm. Với cái giá là sức khỏe và tính mạng của chính mình, những người Leningrad dũng cảm đã sản xuất hàng nghìn khẩu súng trường cho mặt trận, sửa chữa 2.000 xe tăng, sản xuất 10 triệu đạn pháo và mìn, 225 nghìn súng máy và 12 nghìn súng cối.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Con đường sống

Không phải tất cả mọi người đều có thể đi sơ tán. Sau khi quân Đức bắt đầu pháo kích thường xuyên, tức là ngay vào tháng 9, các tuyến đường sơ tán đã bị cắt đứt. Sau khi bắt đầu cuộc phong tỏa, thành phố Leningrad buộc phải thực hiện chế độ tem phiếu thực phẩm, các trường học đã bị đóng cửa và kiểm duyệt quân sự có hiệu lực.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Con đường băng qua hồ Ladoga, nơi trở thành “Con đường sống” huyền thoại, có được ý nghĩa đặc biệt sau khi Leningrad bị cắt đứt liên lạc trên bộ với đất nước Liên Xô.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Giao thông công cộng dừng lại. Vào mùa đông năm 1941, trong thành phố không còn dự trữ nhiên liệu và điện năng. Dự trữ lương thực cũng sắp hết. Vào tháng 1 năm 1942, khẩu phần thực phẩm đã phải rút xuống: mỗi người chỉ được 200/125 g bánh mỳ/ngày. Đến cuối tháng 2 năm 1942 tại Leningrad, hơn 200 nghìn người đã chết vì đói và rét. Nhưng thành phố vẫn sống và tiếp tục chiến đấu: các nhà máy tiếp tục sản xuất các sản phẩm quân sự, các nhà hát và bảo tàng đã làm việc.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày
Chiến dịch giải phóng Leningrad

Chiến dịch chọc thủng vòng phong tỏa của Đức đã bắt đầu theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô vào ngày 12 tháng 1 năm 1943 bằng cuộc tấn công của hai phương diện quân Leningrad và Volkhov ở phía nam hồ Ladoga. Một gờ hẹp giữa hai phương diện quân đã được chọn làm nơi để chọc thủng vòng vây của quân Đức.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Vào ngày 18 tháng 1, Sư đoàn Bộ binh số 136 và Lữ đoàn xe tăng số 61 của Phương diện quân Leningrad đã vào Trại công nhân số 5 và kết hợp với các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh số 18 của Phương diện quân Volkhov.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày
Cùng ngày, các đơn vị của Sư đoàn bộ binh số 86 và Lữ đoàn trượt tuyết số 34 đã giải phóng Shlisselburg và quét sạch quân Đức khỏi toàn bộ bờ biển phía nam hồ Ladoga. Trong thời gian 18 ngày, các nhà xây dựng đã dựng cây cầu băng qua sông Neva và đặt đường sắt và đường bộ trong hành lang dọc theo bờ biển. Cuộc phong tỏa của địch đã bị phá vỡ.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Vào ngày 14 tháng 1 năm 1944, các đơn vị của hai phương diện quân Leningrad và Volkhov, với sự yểm trợ của pháo binh Kronstadt bước vào phần cuối của chiến dịch giải phóng Leningrad.

Đến ngày 27 tháng 1 năm 1944, quân đội Liên Xô đã đột nhập vào tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân số 18 (Đức quốc xã), đánh bại lực lượng chính của nó và tiến sâu 60 km. Sau khi Hồng quân giải phóng các thành phố Pushkin, Gatchina và Chudovo, cuộc bao vây Leningrad đã được dỡ bỏ hoàn toàn.

Lần cuối cùng Không quân Đức đã ném bom xuống Leningrad vào ngày 14 tháng 5 năm 1944.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày

Vào ngày 22 tháng 12 năm 1942, Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao đã thiết lập Huy chương "vì sự Bảo vệ Leningrad". Huy chương đã được trao tặng cho khoảng 1,5 triệu người bảo vệ thành phố. Lần đầu tiên Leningrad được gọi là Thành phố Anh hùng trong sắc lệnh của Stalin ngày 1 tháng 5 năm 1945. Năm 1965, danh hiệu này đã chính thức được trao cho thành phố vì lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và chủ nghĩa anh hùng vô song thể hiện trong cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của Tổ quốc trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Thành phố Anh hùng Leningrad: Сuộc phong tỏa kéo dài 871 ngày
Thảo luận