Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở 500 tấn than không rõ nguồn gốc

Tàu NĐ-3631 đang vận chuyển khoảng hơn 500 tấn than cám trái phép tại vùng biển giáp ranh Hải Phòng – Quảng Ninh thì bị bắt giữ.
Sputnik

Phát hiện hàng trăm nghìn tấn than lậu

Ngày 23/1, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 cho biết, trong khi kiểm tra tại khu vực biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh lúc 3 giờ ngày 22/1, tổ công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã phát hiện tàu vận tải mang số hiệu NĐ-3631 đang hành trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tàu NĐ-3631 gồm 2 thuyền viên do anh Trần Văn Kết (32 tuổi, trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) làm thuyền trưởng. Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu đang vận chuyển khoảng 500 tấn than cám. Thuyền trưởng Kết không xuất trình được các loại hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số than đang vận chuyển trên tàu.

Theo khai báo, đây là số than cám được tàu NĐ-3631 thu mua trôi nổi, không có giấy tờ tại khu vực trên. Khi đang trên đường vận chuyển về Hải Phòng để tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra.

11 ngư dân Việt Nam bị Hải cảnh Trung Quốc bắt giữ

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã hoàn thiện việc thiết lập hồ sơ ban đầu vụ việc, ra quyết định tạm giữ phương tiện, hàng hóa và đưa tàu NĐ-3631 về khu vực bến Gót (Hải Phòng) để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 7/1, cũng tại vùng biển giáp ranh Hải Phòng – Quảng Ninh, Đoàn Trinh sát số 1 Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện tàu vận tải mang số hiệu QN-1266 có dấu hiệu nghi vấn.

Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện trên tàu đang vận chuyển khoảng hơn 200.000 tấn than cám do ông Ngô Quang Tre, trú tại Yên Hải, thị xã Quảng Yên làm thuyền trưởng và là chủ hàng cùng 1 thuyền viên.

Tại thời điểm kiểm tra, cả 2 người không có chứng chỉ chuyên môn. Thuyền trưởng không xuất trình được chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.

Lực lượng chức năng đã đưa phương tiện cùng hàng hóa về Bến Gót – Hải Phòng để tiếp tục phối hợp điều tra, xác minh xử lý theo quy định của pháp luật.

Buôn lậu xăng dầu trên biển Tây Nam diễn biến phức tạp

Đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết tình hình buôn lậu xăng dầu trên biển diễn ra tại các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và đặc biệt nhiều tại vùng biển Tây Nam. Liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển xăng dầu với số lượng lớn.

Cụ thể, ngày 5/12, tại khu vực cảng cá Trần Đề, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng phát hiện tàu cá mang số hiệu TG-90959TS (do ông Võ Văn Hoàng, sinh năm 1966, thường trú tại Tiền Giang làm thuyền trưởng) có 5 khoang chứa dầu diesel (DO) và 2 bộ dùng để sang chiết dầu.

Tại thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng không xuất trình được giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, các thuyền viên không có giấy tờ tùy thân và tên trong sổ danh bạ thuyền viên. Theo lời khai ban đầu của ông Võ Văn Hoàng, số dầu DO đó khoảng 30.000 lít được sang chiết từ một tàu gỗ không rõ số hiệu đang hoạt động trên biển.

Ngư dân Việt Nam không chỉ là nạn nhân tuần tra của Trung Quốc, mà cả của đại dịch coronavirus

Ngày 11/12, tại khu vực biển cách Nam Tây Nam Côn Đảo khoảng 70 hải lý, tổ công tác Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ tàu mang số hiệu TG-96669TS đang vận chuyển khoảng 150.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Cũng trong sáng cùng ngày, tại khu vực biển cách Đông Nam Côn Đảo 80 hải lý, tổ công tác Cục Nghiệp vụ và Pháp luật đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ tàu Công Trình 868 do ông Vũ Văn Thành, trú tại Hải Hậu, Nam Định làm thuyền trưởng và 7 thuyền viên đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển, năm 2020, trước diễn biến của dịch Covid-19, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển, đặc biệt là tình hình vận chuyển, buôn lậu xăng dầu có những diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh. Trong đó, các tàu nghi vận chuyển hàng hoá trái phép có nguồn gốc nước ngoài luôn thường trực nguy cơ xâm phạm vùng biển Việt Nam để sang mạn trái phép hàng hoá.

Thảo luận