‘Quỳ’ vàng bạc - Công việc vừa được vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản chính thức ghi danh Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sputnik

Cách đây trên 300 năm dưới thời Hậu Lê, nghề quỳ vàng bạc đã xuất hiện ở Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Nguồn gốc nghề này do ông Nguyễn Quý Trị, người làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), ông đỗ Tiến sỹ năm Quý Mùi, thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) làm quan đến chức Binh bộ Tả Thị lang – Hàn lâm Viện trực học sỹ. Cho đến nay, trải qua bao thăng trầm, làng nghề đã phát triển với quy mô trên 50 hộ gia đình, tạo việc làm cho 300 - 400 lao động địa phương, với thu nhập bình quân từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng.

‘Quỳ’ vàng bạc - Công việc vừa được vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nghề 'quỳ' vàng bạc là nghề gì?

Từ những thỏi vàng, bạc thật được đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ. Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được “lướt” nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.

‘Quỳ’ vàng bạc - Công việc vừa được vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mỗi quỳ 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1 cm2, dùng vải dường bâu Nam Định gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ, sao cho mảnh vàng mỏng và tràn bằng lá quỳ. Cắt nhỏ lá vàng đã đập mỏng thành mười hai mảnh, lấy một mảnh đặt tiếp lên lá quỳ và tiếp tục đập mỏng.

‘Quỳ’ vàng bạc - Công việc vừa được vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục. Tính ra phải đập trên 400 nhát búa cho một quỳ vàng. Còn ở giai đoạn cuối, khi gỡ vàng trả khách, người thợ phải làm việc trong phòng kín, đeo khẩu trang và ngồi trong màn vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng cũng đã bay tung. Khi sử dụng, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để giát vàng lên các sản phẩm; hoạ sĩ dùng bút vẽ với dầu sơn chấm vào vàng quỳ để vẽ lên tranh sơn mài.

‘Quỳ’ vàng bạc - Công việc vừa được vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Tất cả công đoạn để ra được một sản phẩm cuối cùng đòi hỏi sự  tinh xảo, tỉ mỉ. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực “lướt” quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách và chỉ cần lơ đãng )một chút là búa quỳ sẽ đập vào ngón tay… 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá có diện tích lớn hơn 1m2thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp giát vàng của Nhật. Chính vì vậy, cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này.

Tương truyền trong một lần ông đi sứ bên Trung Quốc học được nghề dát dập vàng bạc để sơn son thiếp vàng các đồ thờ cúng và hoành phi, câu đối… Khi về nước ông truyền lại nghề này cho dân làng Kiêu Kỵ. Có thể nói sản phẩm quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kỵ đã góp phần làm đẹp cho đời. Đó chính là cái đẹp tiềm ẩn hay cái hồn trong mỗi pho tượng hay trong mỗi bức tranh do người thợ quỳ vàng bạc tài khéo của làng nghề Kiêu Kỵ góp phần làm ra đã từng nổi tiếng hàng trăm năm nay.

Thảo luận