Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hà Nội

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2021 của thành phố có tín hiệu khởi sắc rõ nét. Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Sputnik

Hà Nội tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

Chiều 28/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2021.

Cùng thàm dự có Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2021 của Hà Nội có tín hiệu khởi sắc rõ nét. GRDP ước tăng cao hơn cùng kỳ 2020 (quý I/2020 tăng 4,13%).

Giải mã thành công của Việt Nam và những lưu ý quan trọng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 72.753 tỷ đồng, đạt 30,9% dự toán Trung ương giao (đạt 28,9% dự toán thành phố giao), bằng 101% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 67.165 tỷ đồng, tăng 8,2% – gấp 1,58 lần so với cùng kỳ năm 2020. Hà Nội cũng thu hút đầu tư nước ngoài đạt 101,5 triệu USD; thu hút 20 dự án đầu tư vốn trong nước với số vốn 3.241 tỷ đồng.

“Thành phố Hà Nội cũng thực hiện khá hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Trong đợt bùng phát thứ tư, Hà Nội đã qua 40 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Từ những kết quả đã đạt được trong quý I/2021, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, thời gian còn lại của năm 2021, Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, thành phố tập trung thực hiện các giải pháp phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hà Nội

Hà Nội sẽ xây dựng đề án tổng thể về cải tạo chung cư cũ?

Theo ông Chu Ngọc Anh, mới đây, Hà Nội đã phê duyệt 6 phân khu quy hoạch đô thị khu vực nội đô lịch sử (các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Nhân dịp này, thành phố đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh tăng tỷ lệ đất đô thị và nông thôn toàn thành phố lên 40%-60%; cho phép nghiên cứu quy hoạch sân bay dân dụng thứ hai tại địa bàn thành phố để đáp ứng nhu cầu vận chuyển khoảng 100 triệu hành khách/năm.

Việt Nam thăng hạng ấn tượng trong top các quốc gia đổi mới

Đề cập đến vấn đề chung cư cũ tại Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh cho biết hiện nay thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ, hầu hết được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992 tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đề xuất Chính phủ cho phép thành phố xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai, thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Trước đó, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, thành phố dự kiến phân loại 3 nhóm chung cư, tập thể cũ để có chính sách riêng cho từng nhóm. Nhóm 1 gồm các khu tập thể với nhiều tòa chung cư (như Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Bạch Mai, Ngọc Khánh); nhóm 2 gồm 5-7 nhà tập thể cũ; nhóm 3 là các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ. Tiếp đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tổng kiểm định các chung cư cũ (phân theo chất lượng A, B, C, D) để ưu tiên xử lý các trường hợp xuống cấp nghiêm trọng cấp độ D, C để cải tạo đồng bộ với đề án của thành phố.

Thảo luận