Tiết lộ hậu quả sau vụ phun của siêu núi lửa đối với Trái đất

Các nhà khoa học đã phát hiện hậu quả của vụ phun trào siêu núi lửa đối với bầu khí quyển Trái đất. Điều này được nêu trong bài báo đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters, căn cứ thông cáo báo chí trên Phys.org.
Sputnik

Hậu quả sau vụ phun trào thảm khốc của siêu núi lửa Los Chocojos

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hậu quả sau vụ phun trào xảy ra cách đây 75 nghìn năm của siêu núi lửa Los Chocoyos, nằm ở vùng cao nguyên Guatemal. Hiện giờ, tại điểm núi lửa phun trào là miệng núi lửa Atitlan khổng lồ, nó biến thành một cái hồ. Độ cao của miệng núi lửa là 1563 mét trên mực nước biển, xung quanh có ba ngọn núi lửa hình nón: Atitlan, Toliman và San Pedro.

Video: Núi lửa ở Indonesia phun trào đám mây nóng

Các nhà khoa học đã phân tích trầm tích trong các lớp địa chất hình thành sau vụ phun trào và phát hiện ra rằng thảm họa đã khiến một lượng lớn lưu huỳnh, clo và brôm được thải vào khí quyển. Theo kết quả mô phỏng trên máy tính, vụ phun trào đã làm gián đoạn sự dao động bán niên hai năm một lần của vùng nhiệt đới theo hướng gió trong tầng bình lưu, kéo dài mười năm.

Sự gián đoạn hệ thống gió là kết quả của tình trạng không khí bị nóng lên do khí sol và do hiệu ứng làm mát, nguyên nhân là vì suy giảm tầng ôzôn sau vụ phun trào.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu núi lửa được biết đến. Một trong những siêu núi lửa nổi tiếng nhất là Yellowstone Caldera ở Hoa Kỳ.

Thảo luận