Tại sao các chuyên gia quốc tế thất vọng với kế hoạch khí hậu 5 năm của Trung Quốc?

Các nhà khoa học từ Đại học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã công bố một báo cáo cho biết Trung Quốc dự định tới năm 2050 sẽ xây dựng lại và cải thiện toàn bộ ngành năng lượng của mình để đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris về ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 °C.
Sputnik

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã xem xét 9 mô hình cho thấy cách thức chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm để đạt được những kết quả này.

Không khí sạch có thể gây nguy hiểm

Xin nhắc nhớ rằng, Trung Quốc, quốc gia thải ra khí CO2 lớn nhất hành tinh, đã bất ngờ đưa ra cam kết vào năm ngoái rằng nước này sẽ đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Theo số liệu cho năm 2020, than cung cấp khoảng 2/3 lượng điện ở Trung Quốc, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, chiếm khoảng 1/4. Các chuyên gia Trung Quốc đặc biệt chú ý đến công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS). Đây là một trong các cách loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển của Trái đất để làm chậm cuộc khủng hoảng khí hậu.

Kế hoạch khí hậu của Trung Quốc

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học lưu ý rằng không nên chỉ dựa vào công nghệ CCS. Cho đến nay, mục tiêu chính thức của Trung Quốc vẫn là đạt đỉnh lượng khí thải vào năm 2030, sau đó sẽ giảm dần. Các chuyên gia quốc tế lưu ý rằng kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc đã gây thất vọng lớn về các mục tiêu dung lượng carbon.

Có sự khác biệt lớn giữa các mô hình máy tính lý tưởng và thực tế hàng ngày. Ví dụ, mô hình khí hậu cho thấy lượng khí thải CO2 lẽ ra phải bắt đầu giảm mạnh vào năm ngoái. Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất có lượng khí thải tiếp tục tăng trong năm 2020 bất chấp đại dịch coronavirus.

Thảo luận