Biến chủng mới coronavirus "delta plus" nguy hiểm như thế nào?

NEW DELHI (Sputnik) - Ấn Độ đã đánh giá mức độ nguy hiểm của biến chủng mới coronavirus "delta plus", Bộ Y tế nước này cho biết.
Sputnik

Lần đầu tiên biến thể Coronavirus B.1.617 được xác định ở Ấn Độ hồi tháng 10 năm 2020. Trước đó đã phát hiện ba trong số các phân loài của nó là B.1.617.1, B.1.617.2 ("delta") và B.1.617.3. Biến chủng delta gần đây đã được phát hiện ở nhiều quốc gia và theo các bác sĩ Ấn Độ, đây có thể là nguyên nhân chính gây ra làn sóng coronavirus thứ hai ở Ấn Độ.

Đặc điểm của biến chủng mới "delta plus" là gì?

Biến chủng mới "delta plus" được phân biệt bởi có sự đột biến K417N trong Spike protein, là độc tố có thể làm giảm hoạt động của huyết thanh và kháng thể ở những người đã mắc bệnh hoặc được tiêm chủng. Theo các bác sĩ Ấn Độ, lần đầu tiên biến chủng này được phát hiện vào tháng 3 năm nay tại châu Âu.

Tại sao chủng coronavirus Ấn Độ lại dễ lây lan như vậy?
"Hiệp hội Coronavirus Genomics Ấn Độ (INSACOG) báo cáo rằng chủng delta plus hiện là "biến thể gây quan ngại" và có các đặc điểm sau: tăng tính thấm, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể tế bào phổi, có thể làm giảm phản ứng với các kháng thể đơn dòng", - thông điệp của Bộ Y tế Ấn Độ cho biết.

Chủng mới được gọi là "biến thể gây quan ngại" khi có bằng chứng cho thấy nó có thể lây nhiễm nhiều hơn chủng ban đầu, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, hoặc “né tránh” vắc xin hoặc kháng thể.

Trước đó, Sputnik viết rằng các ca nhiễm biến chủng mới coronavirus delta plus đã được xác định ở Ấn Độ.

Thảo luận