Các nhà khoa học Đức phủ nhận huyền thoại về "lời nguyền penalty" của các thủ môn Anh

Các nhà khoa học Đức bác bỏ thông tin cho rằng thủ môn vụng về là nguyên nhân dẫn đến kết quả sút luân lưu kém cỏi của đội tuyển Anh. Bài báo về điều này đã được xuất bản trong Scientific Reports.
Sputnik

Vấn đề của các thủ môn Anh

Trên báo chí thể thao lâu nay có định kiến ​ rộng rãi về "vấn đề của các thủ môn Anh" và "lời nguyền penalty" đối với đội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Cụ thể, đội tuyển Anh đã thua Ý trên chấm phạt đền trong trận chung kết Euro 2020. Những định kiến ​​tương tự cũng xuất hiện liên quan tới các quốc gia khác, chẳng hạn, người Đức được cho là phản xạ phạt đền tốt hơn những quốc gia khác.
Michel Brinkschulte từ Trường Thể thao ở Cologne và các đồng nghiệp của ông đã quyết định kiểm tra điều này bằng các phương pháp thống kê.
“Nếu những định kiến ​​này là đúng, thì lời nguyền của các thủ môn phải được phản ánh trong thành tích thể thao của họ,” - các tác giả viết.
Cựu tiền đạo đội tuyển Anh nêu bàn thắng đánh đầu đẹp nhất trong lịch sử bóng đá
Để tìm ra nguyên nhân, các nhà khoa học đã phân tích 2.379 quả phạt đền liên quan đến 629 thủ môn tại Giải vô địch thế giới và các giải đấu khác nhau ở châu Âu. Trung bình, các thủ môn phá được 22,2% các cú sút vào khung thành, tức là khoảng 1/5. Các thủ môn Anh phá được 28,45% tất cả các quả phạt đền, chỉ đứng sau người Tây Ban Nha với thành tích là 28,75%.
Tuy nhiên, các thủ môn Anh có thành tích tệ hơn các thủ môn trung bình tại Giải vô địch thế giới và châu Âu vì chỉ phá 16,7% số các cú sút trên sân và 22,38% số quả phạt đền, với tỷ lệ trung bình lần lượt là 19,2 và 26,29%. Nhìn chung, các nhà khoa học kết luận rằng không có sự khác biệt cơ bản giữa các thủ môn thuộc các quốc tịch khác nhau, và một khuôn mẫu tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến các vận động viên và có tác dụng như một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ví dụ, các thủ môn Anh sẽ không cố gắng hết sức vì bị ảnh hưởng của chính “lời nguyền”.
Thảo luận