Đại dịch COVID-19

Khẩu trang chống COVID-19 bị gọi là bom độc hại

MOSKVA (Sputnik) - Khẩu trang hay mặt nạ dùng một lần được làm từng nilon và nhựa đã trở thành thảm họa môi trường kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát vào năm 2020. Báo Insider đưa tin về những hậu quả gây ô nhiễm này.
Sputnik
Do nhu cầu đối phó với đại dịch coronavirus, những chiếc khẩu trang và mặt nạ dùng một lần bị bỏ đi có thể thấy ở hầu hết mọi nơi: ước tính số khẩu trang và mặt nạ sử dụng mỗi tháng để chống COVID-19 là 129 tỷ chiếc - tức là khoảng ba triệu chiếc mỗi phút. Các nhà khoa học và bảo vệ môi trường đã nhiều lần bày tỏ lo ngại trước hậu quả tiêu cực do lượng rác thải khổng lồ nói trên gây ra. Ngoài mối nguy hiểm đối với động vật và sinh vật biển, những vật dụng này còn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người.
Đại dịch COVID-19
Các nhà khoa học đề xuất tái chế khẩu trang đã qua sử dụng để làm pin
Ông Sarper Sarp, giáo sư hóa tại Đại học Swansea xứ Wales (Anh) trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại khẩu trang dùng một lần khi rơi xuống nước và phân hủy ở đó sẽ thải ra cả hạt nhựa lẫn kim loại nặng kích thước siêu nhỏ thậm chí đến cấp nano: chì, cadmium, đồng và thậm chí cả thạch tín. Giáo sư Sarp nhấn mạnh rằng ông vô cùng ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu của mình, và các nhà khoa học gọi tác động của những chất này lên cơ thể con người giống như bom hẹn giờ độc hại.
Giáo sư Sarp nhắc nhở rằng các hạt nano của nhựa, silicon hoặc các vật liệu khác có kích thước nhỏ đến mức chúng có thể phá hủy thành tế bào và làm hỏng DNA. Khẩu trang, mặt nạ cùng với các loại rác thải khác đã lọt vào các đường lưu chuyển nước, và bây giờ những hạt có kích thước nano ấy có thể gây ô nhiễm nguồn nước uống và xâm nhập vào cơ thể con người.
Thảo luận