Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

Chuyển giao 7 con hổ Đông Dương cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

HÀ NỘI (Sputnik) - Lễ bàn giao và ký kết chuyển giao 7 con hổ Đông Dương cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình chăm sóc lâu dài, đã diễn ra vào sáng 22/3.
Sputnik
Vườn quốc gia Pù Mát phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã bàn giao 7 cá thể hổ này cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tập cho hổ ăn trong lồng trước khi chuyển giao

Được biết, sau hơn 7 tháng được giải cứu từ một chuyên án, 7 chú hổ Đông Dương phát triển tốt, con nặng nhất 64kg, được chuyển từ Nghệ An qua Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để tiếp tục chăm sóc.
Để chuẩn bị cho công tác vận chuyển, nhân viên chăm sóc đã tập cho hổ làm quen với lồng vận chuyển bằng phương pháp cho ăn trong lồng nhỏ trong chuồng nuôi.

“Để chuẩn bị chuyển giao, chúng tôi đã tập cho hổ làm quen với lồng vận chuyển từ cách đây 2 tháng. Lồng dài 1,2m, được tính toán phù hợp để có thể đưa vào chuồng nuôi dễ dàng. Hằng ngày, chúng tôi cho thức ăn vào trong góc lồng, tập cho chúng vào ăn để chúng không có cảm giác sợ hãi. Lồng cũng được dùng để kiểm tra sức khỏe, cân nặng định kỳ cho hổ" - Ông Đặng Thanh Tuấn, nhân viên chăm sóc của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Vườn quốc gia Pù Mát, cho biết.

Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Điện Biên: Cá thể hổ nặng 220kg bị chích điện đến chết
Trong số 7 cá thể Đông Dương nêu trên, cá thể số 4 và số 7 là khó chăm sóc và vận chuyển nhất. Vì vậy, hai chú hổ này đều được vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng, mái che lợp lá cọ để chống nắng nóng.
Để chuẩn bị việc đón nhận 7 cá thể hổ này, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã cử nhóm cán bộ đi học tập kinh nghiệm về các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hổ. Đồng thời, lập các kế hoạch vận chuyển, giấy tờ pháp lý, hoàn thành các cơ sở chuồng trại, kiểm dịch, để đảm bảo quá trình vận chuyển đàn hổ an toàn.
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã nghiên cứu, đưa ra khẩu phần ăn phù hợp với tập tính theo từng giai đoạn sinh trưởng, phù hợp với điều kiện địa phương và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
‘Ngôi nhà mới’ cho 15 chú hổ trong các vụ buôn lậu, nuôi giữ trái phép

Không thể thả hổ về tự nhiên

7 cá thể hổ Đông Dương từ 1 - 1,5 tháng tuổi là tang vật của vụ án buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép mà Vườn quốc gia Pù Mát phối hợp với SVW tiếp nhận từ Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 1/8/2021.
Giải thích lý do tại sao những cá thể hổ này không thể thả về môi trường tự nhiên sau khi được giải cứu, Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, chia sẻ:
"Những con hổ này không thể thả về tự nhiên do chúng sống trong môi trường nuôi nhốt, không có hoặc đã mất khả năng săn mồi và sinh tồn ngoài tự nhiên, dẫn đến cơ hội sống khi tái thả về tự nhiên của chúng gần như bằng không".
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam nỗ lực bảo vệ nguồn gen thuần chủng hổ Đông Dương
Theo ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, kinh phí chăm sóc 7 con hổ trong hơn 7 tháng qua là gần 900 triệu đồng, bao gồm chi phí thức ăn, nhân lực, thú y.
Hổ Đông Dương thuộc danh mục loài cực kỳ nguy cấp. Nạn săn bắt, buôn bán trái phép cùng với việc suy giảm môi trường sống là những nguyên nhân chính đẩy loài hổ này đến bờ vực tuyệt chủng.
Lần cuối cùng Việt Nam ghi nhận cá thể hổ Đông Dương ngoài tự nhiên là cách đây hơn 20 năm.
Thảo luận