Đại dịch COVID-19

Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc là cơ hội hay thách thức đối với Việt Nam?

HÀ NỘI (Sputnik) - Tại họp báo chiều 26/5, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin tới báo chí về những tác động của chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Sputnik

Làm gì để xuất khẩu vải thiều khi Trung Quốc đang áp dụng Zero-Covid?

Theo đó, nhằm tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản giữa hai bên diễn ra thuận lợi nhất có thể, cơ quan chức năng hai nước luôn tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản giữa hai bên diễn ra thuận lợi nhất. Riêng với sản phẩm quả vải, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, thông tin tới báo chí:
"Các cơ quan chức năng địa phương của hai nước đã tích cực tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu, kết nối, xúc tiến và tiêu thụ quả vải, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc. Đồng thời cũng thường xuyên trao đổi thông tin về quy định xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu suất thông quan và lưu thông hàng hoá trên cơ sở đảm bảo phòng chống dịch của hai bên".
Cũng theo bà Hằng, ngày 25/5 vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến xuất khẩu vải thiều với nhiều bên tham gia. Đặc biệt có sự tham gia tích cực của đại diện doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc).
Vụ vải thiều dự kiến thu hoạch từ 25/5 tới 25/7, vì vậy tỉnh Bắc Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thương lái Trung Quốc đến tỉnh thu mua vải.
Trung Quốc có đang ép Việt Nam quá đáng bằng chính sách Zero Covid của mình?

Nhiều nhà đầu tư chuyển cơ sở kinh doanh sang Việt Nam vì Zero-COVID

Cũng tại họp báo chiều 26/5, một số câu hỏi có đề cập đến việc hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero Covid. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.
Bình luận về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, chủ trương của Việt Nam luôn coi các nhà đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng và là động lực phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

"Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh, sản xuất lâu dài tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp, cải cách thể chế hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần tạo dựng sự tin tưởng và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư vào Việt Nam".

Thảo luận