Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

Bạn sẽ ngừng nuôi thú cưng hoang dã khi biết điều này

HÀ NỘI (Sputnik) - Nanh bị bẻ. Suy dinh dưỡng. Tiêu chảy. Mất tập tính tự nhiên. Đây là biểu hiện đặc trưng của hầu hết các cá thể voọc, vượn, culi là nạn nhân của phong trào nuôi thú cưng là động vật hoang dã (ĐVHD) hay trong bất cứ vụ buôn bán trái phép nào.
Sputnik
Các cá thể ĐVHD này đều được Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC), VQG Cúc Phương, Ninh Bình cứu hộ, phục hồi, nhân giống và tái thả về tự nhiên.

Suy giảm số lượng linh trưởng do đâu?

Chia sẻ với Sputnik trong khuôn khổ Hội thảo tập huấn “Rủi ro lên sức khỏe hệ sinh thái và con người từ các hoạt động xâm hại thế giới hoang dã” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức mới đây, ông Đỗ Đăng Khoa, Cán bộ điều phối EPRC, cho biết:

“Nguyên nhân chính vẫn là tình trạng săn bắt, buôn bán các loài linh trưởng bất hợp pháp. Đáng lo ngại hơn là hiện nay đang có trào lưu mới dùng các loài linh trưởng làm thú cưng. Nhóm voọc không gặp mấy, nhưng nhóm vượn và culi rất hay bị săn bắn và mang về làm thú cưng. Thậm chí, chúng tôi đã bắt gặp trường hợp tại một khách sạn ở Việt Nam, xích vượn để khách du lịch vuốt ve, chụp ảnh. Nhìn rất thương tâm".

Ông Đỗ Đăng Khoa, Cán bộ điều phối Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Theo ông Khoa, khó khăn lớn nhất là các loài linh trưởng khi được cứu hộ về trung tâm trước đó đều được nuôi trong khoảng thời gian dài. Để huấn luyện lại tập tính tự nhiên của các cá thể này rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

“Trong tháng 7, chúng tôi vừa cứu hộ một cá thể chà vá chân nâu tại VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh. Cá thể này được VQG Vũ Quang tiếp nhận từ người dân. Người dân nuôi cho ăn kẹo gạo, rau xà lách, chuối và hoàn toàn không biết ăn lá. Khi nuôi làm thú cưng, do không biết đặc tính nên người dân đã cho ăn đồ ăn ngọt, làm rối loạn hệ tiêu hoá của voọc chà vá chân xám dẫn đến tử vong", ông Thảo thông tin.

Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Nhóm voọc chà vá chân xám có cấu tạo dạ dày đặc biệt 4 ngăn như trâu bò, sở hữu lợi khuẩn giúp tiêu hoá thức ăn. Những thông tin như vậy cần tuyên truyền đến người dân.
“Chúng tôi cũng phải tuyên truyền cho người dân về loài voọc chà vá chân xám để khi gặp họ biết cách chăm sóc cơ bản. Khi cứu hộ có thể phục hồi được sức khoẻ cho cá thể một cách nhanh nhất”, ông Thảo chia sẻ với Sputnik.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam làm gì khi 10 triệu cá thể rùa quý hiếm bị buôn bán trái phép mỗi năm?

Lan toả tình yêu bảo vệ ĐVHD

Với khu nuôi thả bán tự nhiên gồm 7ha diện tích đồi rừng nhằm giúp các cá thể linh trưởng thích nghi với môi trường sống tự nhiên trước khi được tái thả, Trung tâm EPRC còn đón nhận tình nguyện viên để hỗ trợ vấn đề chuồng trại. Đồng thời nhằm lan tỏa công tác bảo tồn và bảo vệ các loài linh trưởng.
Cán bộ Trung tâm chăm sóc các cá thể vọc chà bá chân nâu non tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức cho cộng đồng về việc bảo vệ ĐVHD trên nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội hay trực tiếp qua các trường học.

“Theo đánh giá chủ quan, tôi thấy đã có tác động đến cộng đồng. Theo thống kê trước đây, hàng năm trung tâm cứu hộ 20-30 cá thể, hiện nay lượng cá thể cần cứu hộ đã giảm đi. Tôi nghĩ rằng, công tác tuyên truyền đã có hiệu quả, ý thức người dân được nâng cao, không ăn hay săn bắn các loài linh trưởng”, ông Đỗ Đăng Khoa chia sẻ.

1 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
2 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
3 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
4 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
5 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
6 / 10
Các cá thể linh trưởng tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
7 / 10
Cá thể cu li tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
8 / 10
Cá thể cu li tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
9 / 10
Cá thể cu li tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
10 / 10
Cá thể cu li tại Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Không chỉ bảo vệ và chăm sóc các loài linh trưởng quý hiếm, trong môi trường bán hoang dã tại Trung tâm, nhiều linh trưởng con đã chào đời.
Thông qua các hoạt động của mình, mong muốn lớn nhất mà các cán bộ tại ERPC là có thể lan tỏa tình yêu bảo vệ động vật hoang dã tới cộng đồng.
Thảo luận