Một hãng hàng không bán vé máy bay giá rẻ của Việt Nam có thể bị xóa sổ?

Cục Hàng không ra “tối hậu thư” cho Pacific Airlines. Sau 2 năm liên tục không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng, Pacific Airlines đang đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Sputnik
Trước đó, Pacific Airlines từng là hãng bay giá rẻ thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1991.

Pacific Airlines có thể bị xóa sổ?

Trong 2 năm liên tục, Pacific Airlines đã không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có đội máy bay từ 11 đến 30 chiếc.
Vốn chủ sở hữu của Pacific Airlines âm 2.275 tỷ đồng năm 2020 và và âm 4.583 tỷ đồng trong năm 2021.
Cục Hàng không đã có công văn gửi Pacific Airlines khuyến cáo và yêu cầu báo cáo việc đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Theo quy định tại Nghị định 89, giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp "không duy trì vốn tối thiểu trong thời gian 3 năm liên tục".
Do đó, nếu Pacific Airlines không bổ sung thêm vốn để duy trì vốn tối thiểu 600 tỷ đồng thì theo quy định hiện hành, giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng bay này sẽ bị hủy bỏ.
Trong công văn, Cục Hàng không cũng yêu cầu Pacific Airlines báo cáo tổng quan về tình hình đội tàu bay đang khai thác (số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay, hình thức chiếm hữu); mạng đường bay, sản lượng và thị phần vận chuyển 6 tháng đầu năm; báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm và các nội dung liên quan khác.
Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu hãng cung cấp thông tin về công tác đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của nhà chức trách hàng không; phương án xử lý các khoản nợ với các đối tác (ACV, VATM...) và phương án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Các nội dung báo cáo phải gửi về Cục Hàng không trước ngày 10/8.
Hãng hàng không Hồng Kông sửa soạn khai thác chuyến bay dài nhất thế giới

Hồ sơ Pacific Airlines

Năm 1991, Pacific Airlines được thành lập với tư cách là hãng bay giá rẻ thuộc sở hữu Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam.
Công ty có số vốn ban đầu 40 tỷ đồng, với 7 cổ đông gồm Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên chiếm 86,49% cổ phần.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, chiếm 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, chiếm 0,45%) là hai cổ đông còn lại của hãng.
Năm 1993, bộ phận khai thác của hãng được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
Với việc tái cấu trúc này, các cổ phần của Cục Hàng không dân dụng được chuyển từ Pacific Airlines sang cho Vietnam Airlines. Điều này đã biến Pacific Airlines trở thành công ty con của Vietnam Airlines.
Đến năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines và từ năm 1996 là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Group).
Vietnam Airlines Group đồng thời cũng quản lý các cổ phần của Vietnam Airlines và các doanh nghiệp thành viên. Pacific Airlines chỉ còn lại 3 cổ đông là Vietnam Airlines Group, Saigon Tourist và Tradevico.
Thời gian sau đó, Pacific Airlines kinh doanh bết bát và thua lỗ. Năm 2005, Thủ tướng quyết định chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Vietnam Airlines Group cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. Pacific Airlines phải giảm bớt các đường bay không hiệu quả và đàm phán lại để tiết kiệm chi phí thuê máy bay.

Tình hình tài chính rất nghiêm trọng

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam hiện sở hữu 98% cổ phần tại Pacific Airlines.
Công ty này hiện có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong danh sách các hãng hàng không của Việt Nam.

"Đến tháng 6, tình hình tài chính của Pacific Airlines đang rất nghiêm trọng, dòng tiền bị thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động", - Dân Trí dẫn lại đánh giá của Vietnam Airlines từng chia sẻ về tình hình của Pacific Airlines.

Vietnam Airlines bị phạt 170 triệu đồng do các vi phạm về chứng khoán
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đang thực hiện các giải pháp để duy trì hoạt động, đồng thời tìm nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu Pacific Airlines. Dù vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trước mắt, Pacific Airlines vẫn tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy, tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, khả năng phối hợp sản phẩm với công ty mẹ.
Thảo luận