Bloomberg: Gói tài chính 15 tỉ USD giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào than có thể được ký hôm nay

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo nguồn tin nội bộ của Bloomberg, biên bản ghi nhớ về gói tài chính khí hậu trị giá 15 tỉ USD giúp Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng sạch, giảm phụ thuộc vào than có thể sẽ được ký kết hôm nay (ngày 14/12) tại Hội nghị thượng đỉnh EU - ASEAN ở Brussels.
Sputnik
Gói tài chính của Việt Nam sẽ là gói thứ ba trong một loạt thỏa thuận lớn nhằm giúp các quốc gia có thu nhập trung bình giảm phụ thuộc vào than, cũng như giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.
Thỏa thuận cũng sẽ bao gồm các hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam ban hành các quy định về năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

5 thông điệp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có bài phát biểu với chủ đề "Tăng cường thương mại ASEAN - EU: Phát triển bền vững cho tất cả mọi người" khi dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Thông điệp đầu tiên được Thủ tướng đưa ra trong bài phát biểu là tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác hiệu quả hơn giữa các nước, trong bối cảnh nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc hay xử lý một mình.
"ASEAN và các đối tác chiếm gần một nửa dân số và 2/3 GDP toàn cầu. Trong đó, ASEAN và EU có diện tích tương đối lớn với dân số gần một tỷ người, chúng ta cần đoàn kết, cùng suy nghĩ, hành động và hướng tới tương lai", Thủ tướng nói.
Ý nghĩa chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng cũng đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những vấn đề tiếp tục thách thức các nền kinh tế vốn đã bị bào mòn bởi dịch bệnh Covid-19, bên cạnh các vấn đề khác như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh năng lượng, lương thực...
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương. Nó cũng tác động tới mọi người dân, nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể.
Theo ông, doanh nghiệp phải có nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh, quản lý xanh, nhân lực xanh, trong khi Nhà nước cần thiết lập thể chế phù hợp, hướng tới phát triển kinh tế xanh và bền vững. Các nước phát triển cần giúp đỡ các quốc gia đang phát triển về tài chính, nhân lực, công nghệ, quản trị và thể chế trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Về quan hệ thương mại giữa EU và ASEAN, Thủ tướng cho rằng các nước phải hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo nền tảng, điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp tục phát huy năng lực, sáng tạo, trách nhiệm, kết nối mạnh mẽ hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp Hà Lan xúc động với tâm niệm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng đề nghị các nước tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình này, bằng cách đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, thông quan hàng hóa nhanh chóng.
Thông điệp thứ tư được Thủ tướng đưa ra là các doanh nghiệp phải tập trung vào một số lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh mạng. Một xu thế quan trọng hiện nay là phát triển điện gió, điện mặt trời, những nguồn năng lượng không bị mất đi dù có xảy ra chiến tranh hay cạnh tranh chiến lược gay gắt.
Qua thông điệp thứ năm, Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nhất quán quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, "không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải".
Thảo luận