Bộ Xây dựng sẽ nộp ngân sách bao nhiêu sau khi thoái vốn ở hàng loạt "ông lớn"?

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong văn bản gửi Bộ Tài chính về dự kiến nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, Bộ Xây dựng sẽ lên kế hoạch thoái toàn bộ vố nhà nước tại các tổng công ty lớn.
Sputnik
Theo Thanh Niên, dự kiến, trong năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp:
Tổng công ty Viglacera - Công ty CP (Viglacera); Tổng công ty CP Sông Hồng; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội - Công ty CP (Hancorp).
Giai đoạn 2024 - 2025, thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty CP; và Tổng công ty lắp máy VN - Công ty CP (Lilama).
Petrolimex thoái vốn, PG Bank sẽ về tay ai?
Sau khi thoái vốn, Bộ dự kiến sẽ nộp ngân sách T.Ư tại Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty CP là hơn 230 tỉ đồng; tại Lilama là gần 370 tỉ đồng; tại Tổng công ty CP Sông Hồng là hơn 132 tỉ đồng; tại Viglacera là hơn 5.800 tỉ đồng.
Bộ Xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) trước ngày 31/12/2025. Sau cổ phần hóa, nhà nước sẽ nắm giữ tỷ lệ vốn từ 50% trở xuống.
Đối với trường hợp Tổng công ty xi măng VN (Vicem), Bộ Xây dựng vẫn duy trì nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thảo luận