CPI tháng 5 tăng 0,01%: Giá điện là một trong các nguyên nhân chính?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước.
Sputnik
So với tháng 12/2022, CPI tháng Năm tăng 0,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,43%.
Trong mức tăng 0,01% của CPI tháng 5/2023 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Theo thống kê, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với 1,01% chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên (giá điện sinh hoạt tháng Năm tăng 2,62% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 2,19). Giá gas trong tháng tăng 0,31% so với tháng trước.
Dự kiến 2023 lỗ đậm: EVN lại đề xuất tăng giá điện
Trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao, vì vậy Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24% so với tháng trước.
Trong đó, giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,67%; nhà khách, khách sạn tăng 0,38% do trong tháng . Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%.
Vì vậy, tính bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước.
Lý do Việt Nam có thể tự tin kiểm soát tốt lạm phát
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 5/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%).
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Thảo luận