Trump hay Biden làm Tổng thống, Mỹ - Trung vẫn đối đầu và ảnh hưởng đến Việt Nam

© AP Photo / Vincent ThianCờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2024
Đăng ký
Với những diễn biến mới nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang gần kề, có thể thấy dù ông Biden hay ông Trump sẽ tiếp quản Nhà Trắng (hai ông đa so kè quyết liệt trong cuộc đua), thì căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa sớm hạ nhiệt.
Việt Nam được cho là đang hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, với việc kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ – Việt Nam tăng mạnh và các công ty có xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Theo Vneconomy, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn duy trì chính sách thuế đối với Trung Quốc như dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, trong cuộc vận động tái tranh cử ở Pittsburgh, Pennsylvania hôm 17/4/2024, ông Biden đã lần đầu kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc từ 7,5% lên 22,5%, trong một nỗ lực thu hút sự ủng hộ của người lao động ở nơi được xem là trung tâm ngành thép Hoà Kỳ.
Cùng ngày, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã khởi xướng một cuộc điều tra về các ngành hàng hải, hậu cần và đóng tàu của Trung Quốc, với cáo buộc rằng chính quyền nước này đã sử dụng “các chính sách và hành vi không công bằng, phi thị trường” để thống trị các lĩnh vực này.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2024
Trung Quốc và Mỹ duy trì ổn định quan hệ nhưng không làm giảm căng thẳng đối đầu
Đến ngày 20/4/2024, Trung Quốc tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 43% với hợp chất axit propionic nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Theo đánh giá của Chứng khoán BSC, những mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian qua có thể được tóm gọn trong từ “Dư thừa công suất”.
Hoa Kỳ muốn buộc tội Trung Quốc có mục đích thống trị thị trường toàn cầu bằng cách trợ cấp cho việc sản xuất quá mức trong một số lĩnh vực nhất định, dẫn đến giá hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc trở nên quá rẻ.
Chẳng hạn, giá xe điện trung bình tại châu Âu là 70.462 USD (1,73 tỉ đồng), tại Mỹ là 71.683 USD (1,76 tỉ đồng), trong khi ở Trung Quốc chỉ là 32.842 USD (806,8 triệu đồng), theo JATO Dynamics.
Một ví dụ khác, trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đang bán thép với giá chỉ bằng một nửa so với giá thép do Hoa Kỳ sản xuất. Giá thép Trung Quốc hiện neo ở mức rất thấp trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản làm dư thừa nguồn cung.
Tính đến năm 2023, giá trị nhập khẩu sắt thép và nhôm từ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 0,13% và 0,6% so với kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Ngược lại, giá trị xuất khẩu axit propionic của Hoa Kỳ sang Trung Quốc ở mức dưới 0,02% kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2024
Nguồn cung cấp chip của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm một nửa
Như vậy, những động thái này dường như vẫn chưa tác động đáng kể đến kinh tế mà chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng, như một chỉ dấu rằng căng thẳng thương mại giữa hai nước có thể tiếp tục leo thang trong thời gian tới.
Các cuộc khảo sát do các tổ chức lớn trên thế giới thực hiện cho thấy ông Biden và ông Trump đang cạnh tranh quyết liệt ở vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Vậy là, dù kết quả bầu cử có thế nào chăng nữa, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có tín hiệu giảm xuống.

Việt Nam hưởng lợi

Từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra, nhập khẩu Hoa Kỳ – Trung Quốc đã lập tức suy giảm mạnh. Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khiến các doanh nghiệp tìm đến những nơi mà Hoa Kỳ áp thuế “dễ thở” hơn. Việt Nam đã được hưởng lợi từ xu hướng này nhờ khoảng cách địa lý gần, chi phí nhân công cạnh tranh, không bị Mỹ áp dụng thuế chống cạnh tranh.
Năm 2019, khi kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ - Trung Quốc giảm mạnh thì kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ – Việt Nam cũng tăng mạnh. Top các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ như hàng điện tử thiết bị âm thanh, lò phản ứng hạt nhân, lò hơi máy móc; nội thất; giày dép dệt may; cao su; nhựa; sắt thép... cũng tăng mạnh trong năm 2019. Trong khi đó, cũng với những mặt hàng này, giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ lại giảm mạnh.
Căng thẳng Mỹ - Trung sẽ có lợi cho xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ, khi hiện đang chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với việc Việt - Mỹ mới nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2023, yếu tố này là động lực thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài việc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI, thì triển vọng tích cực của khu vực xuất khẩu được dự báo cngx sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn FDI đến với Việt Nam.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Mỹ hành xử trịch thượng với Việt Nam nhằm chống Trung Quốc
Từ năm 2019, khi xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc bắt đầu, dòng vốn FDI đổ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam (chiếm ~78% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến năm 2023) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn hẳn giai đoạn trước (ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19). Tất cả góp phần hỗ trợ dự trữ ngoại hối quốc gia, tạo thêm dư địa cho việc điều hành tỷ giá.
Thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua không những tăng lênh, mà còn đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao, bắt kịp xu hướng thế giới. Hana Micron Vina (Hàn Quốc) đã khánh thành nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang hồi tháng 9/2023. Đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên hơn 1 tỷ USD, tạo ra 4.000 việc làm cho người lao động Việt Nam.
Trong khi đó, Tập đoàn Amkor (Hàn Quốc – Mỹ) cũng đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn ở Bắc Ninh. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2023.
Hay như Công ty Luxshare-ICT Việt Nam đã đầu tư thêm 330 triệu USD (tháng 11/2023) để mở rộng nhà máy sản xuất tại Bắc Giang, nâng tổng số vốn doanh nghiệp này tại Bắc Giang lên 504 triệu USD.
Luxshare-ICT là nhà sản xuất Airpods và nhiều thiết bị khác cho Apple. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư 290 triệu USD vào Khu công nghiệp VSIP Nghệ An để sản xuất linh kiện điện tử.
Gần đây nhất, tháng 4/2024, trong chuyến làm việc tại Việt Nam, NVIDIA đã cho biết có thể tính đến kế hoạch đưa một phần sản xuất thiết bị của hãng đến Việt Nam, đồng thời hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác trong việc phát triển AI.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала