Quyết tâm “tắm từ đầu trở xuống” của ĐCS Việt Nam

© Depositphotos.com / AoshivnQuốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2024
Đăng ký
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết loại bỏ một căn bệnh từ nhiều năm nay được Tổng bí thư gọi nôm na là “cua cậy càng, cá cậy vây”.
Chiều ngày 2/5, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Quốc hội đã xem xét công tác nhân sự.

Kết quả phiên họp bất thường lần thứ 7 đúng như dự báo

Đúng như dự báo, tại phiên họp bất thường lần thứ 7 chiều ngày 2/8/2024, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết chấp nhận đơn xin từ chức của ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. Chức vụ có liên quan đến cơ cấu của ông Vương Đình Huệ là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng An ninh cũng bị miễn nhiệm. Quốc hội cũng biểu quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, nơi ông Huệ đã ứng cử và được bầu với tỷ lệ số phiếu cao.
Quốc hội cũng thông qua biểu quyết nhất trí với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phân công ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội khóa XV điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội mới tại kỳ họp thường kỳ thứ 7, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.
“Rất có thể trong kỳ họp thường kỳ thứ 7, Quốc hội sẽ kiện toàn cả chức danh Chủ tịch nước hiện đang bị khuyết”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Vào buổi sáng cùng ngày 2/5/2024, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, đương kim Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang để cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt, khám xét và truy tố đối với ông Dương Văn Thái do có liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, hiện đang được điều tra làm rõ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp lần đầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2024
Ai sẽ thay ông Vương Đình Huệ khi Quốc hội họp bất thường?
“Sở dĩ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phải xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực được Quốc hộ ủy quyền xử lý một số công việc của Quốc hội giữa hai kỳ họp) vì Luật Tổ chức Quốc hội cho phép đại biểu Quốc hội được hưởng một số quyền miễn trừ như không bị bắt tạm giam và truy tố (trừ trường hợp phạm tội quả tang), không bị khám xét nơi làm việc, nơi ở, không bị hạn chế xuất cảnh.v.v…”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Sớm khắc phục tình trạng “cua cậy càng cá cậy vây”

Các chuyên gia Việt Nam Sputnik phỏng vấn khẳng định, việc thay đổi các bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam không hề ảnh hưởng đến các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà ngược lại, chỉ làm cho các đường lối ấy, chính sách ấy được thực hiện một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn; đồng thời đề cao uy tín của Đảng và Nhà nước, làm cho nhân dân tin cậy hơn, ủng hộ nhiều hơn do Đảng đã tích cực sửa chữa sai lầm, xử lý các cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm, đưa những người có “đức”, có “tài” lên thay thế; trong đó “đức” là gốc.

“Việc xử lý một loạt cán bộ cao cấp mắc sai phạm, trong đó có các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (bị truy tố và xét xử), Võ Văn Thưởng, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh (xin từ chức) cho thấy quyết tâm chống tham nhũng tiêu cực của Đảng Cộng sản Việt Nam là cực kỳ cao, nói nôm na là “tắm từ đầu trở xuống”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

“Việc xử lý các cán bộ kể trên chủ yếu về lỗi trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm nêu gương cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết loại bỏ một căn bệnh từ nhiều năm nay được Tổng bí thư gọi nôm na là “cua cậy càng, cá cậy vây”.

Tuy nói thì có vẻ đơn giản nhưng căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm vì nó đẻ ra tình trạng tạo lập nên phe cánh trong Đảng, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có thể gây nguy cơ cao đối với đất nước, với chế độ”, - Nhà nghiên cứu, chuyên gia về các vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.

Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn cũng lưu ý: Vì chỉ còn 20 tháng nữa là Đại hội Đảng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ khai mạc nên việc sớm khắc phục tình trạng “cua cậy càng cá cậy vây” sẽ giúp loại bỏ hoặc hạn chế hiệu ứng xấu là tâm lý “tuần tự như tiến”, không có chí tiến thủ và hiệu ứng “tọa hưởng kỳ thành”, suy giảm ý chí phấn đấu, rất dễ bị kẻ xấu và các thế lực phản động lôi kéo, dẫn đến những sai phạm nặng nề.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала