Tiền đặt cọc BĐS còn không có thì làm sao ngân hàng dám cho vay?

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Đáng chú ý trong dự thảo, ngân hàng sẽ không được cho vay đối với nhu cầu vốn trong nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm hay đặt cọc để mua bất động sản (BĐS).
Cụ thể, các ngân hàng không được cho vay để góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định; bù đắp vốn tự có hay hoàn tiền vay để mua BĐS, hàng hóa.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên hầu hết dự án này lại chưa đủ điều kiện để thực hiện, như chưa có giấy phép xây dựng, chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Phối cảnh khu phức hợp vinhomes tân cảng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2022
“Nhà đầu tư bỏ chạy”: Điểm bất thường và nghịch lý của thị trường bất động sản Việt Nam
Sau khi ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng, dẫn tới việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro.
Trong cuộc trao đổi với báo Thanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng thông thường các nhà băng chỉ nên cho vay đối với những dự án BĐS có đầy đủ thủ tục pháp lý, ít nhất là đã có quy hoạch 1/500 hoặc đã hoàn thành thủ tục như quyết định giao đất, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất…
Khi đó các ngân hàng có thể cho vay để phát triển, hoàn thiện dự án. Nhưng nếu ngay cả việc đặt cọc để mua BĐS còn không đủ tiền thì cho thấy hoạt động của doanh nghiệp quá rủi ro.
“Việc bổ sung một số quy định về những nhu cầu vốn không được cho vay như trên sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường BĐS mà chỉ nhằm hạn chế các rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng”, ông Nghĩa cho hay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cũng nhận định trong nguyên tắc hoạt động của các ngân hàng đều có quản trị rủi ro. Chính vì vậy, ngân hàng thường chỉ cho vay theo bản chất của vụ việc. Hơn nữa, theo quy định nhà đầu tư phải có tối thiểu 30% vốn để hình thành BĐS thì ngân hàng mới cho vay thêm. Trong khi đó khoản tiền đặt cọc ban đầu rất thấp và chỉ là khởi đầu mà nếu người mua BĐS không có thì làm sao ngân hàng dám cho vay?
Việc hủy cọc, BĐS không đáp ứng được điều kiện để hoàn thiện thủ tục pháp lý sau đó là bình thường và xảy ra nhiều trên thực tế. Khi đó khoản vay này sẽ quá rủi ro thành nợ xấu cho ngân hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала