Bộ Chính trị có trách nhiệm giới thiệu nhân sự bầu “tứ trụ” của Việt Nam

© Depositphotos.com / Piranhi@outlook.comCờ Việt Nam trên đường phố Hà Nội
Cờ Việt Nam trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Đăng ký
Theo Quy định số 08, Bộ Chính trị chịu trách nhiệm giới thiệu nhân sự bầu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Trung ương cũng quyết định những vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ của Việt Nam.
Kỷ luật cán bộ và những vấn đề khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trung ương quyết định những vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ

Bộ Chính trị có nhiệm vụ vô cùng lớn lao là giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – “tứ trụ” , tức 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam.
Bộ Chính trị vừa có quyết định mới. Cụ thể, ngày 5/9, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký quy định 80 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Quy định gồm 6 chương, 34 điều nhằm thay thế cho quy định 105 của Bộ Chính trị ban hành năm 2017.
Theo Bộ Chính trị, mục đích, yêu cầu của Quy định số 08 là bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tổng thể, liên thông trong công tác cán bộ của hệ thống chính trị. Cùng với đó là đánh giá cán bộ khách quan, công tâm; lựa chọn và bố trí đúng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Về trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác”, - Quy định số 08 nêu.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng chịu trách nhiệm uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ.
Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, uỷ quyền trong quản lý cán bộ.
Trường hợp một người đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì cấp quản lý chức vụ cao nhất xem xét, quyết định.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang xác định, UBND huyện Phú Quốc thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương chưa tốt; thiếu kiểm tra, giám sát các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm gì tại Kiên Giang?

Bộ Chính trị chịu trách nhiệm giới thiệu nhân sự bầu “tứ trụ”

Theo Quy định số 08, về trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trịnêu rõ Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ.

“Bộ Chính trị chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội”, - Quy định nêu.

Bộ Chính trị cũng xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn đối với các chức danh như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ.
Cùng với đó, Bộ Chính trị quyết định phân công công tác đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết). Phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ngoài ra, Bộ Chính trị có thẩm quyền chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và Uỷ viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương. Khi cần thiết chỉ định bí thư, giao quyền bí thư hoặc giao phụ trách đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Đồng thời, Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục I, Phụ lục 1 của Quy định này.
Lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội trong việc giới thiệu nhân sự, phê chuẩn, miễn nhiệm hoặc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Thẩm quyền của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Ban Bí thư có trách nhiệm quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ.
Ban Bí thư cũng có trách nhiệm trong việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.
Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị. Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
Bên cạnh đó, Ban Bí thư ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét, gồm: Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định; Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
Thường trực Ban Bí thư có trách nhiệm chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư. Uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng. Đồng thời cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Bộ Chính trị kỷ luật Cảnh cáo đối với Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Việt Nam: Vì sao Bộ Chính trị ‘sờ’ đến ông Nguyễn Thành Phong?
Quy định số 08 có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.
Quy định số 08 cũng nêu rõ Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh gồm nguyên Tổng bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Chủ tịch Quốc hội.
Các vị nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch nước, phó chủ tịch Quốc hội, phó Thủ tướng Chính phủ và Đại tướng các lực lượng vũ trang nhân dân (Quân đội và Công an).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала