Điều gì đằng sau việc Mỹ kéo dài thời gian chuyển giao những chiếc T-6 mới cho Việt Nam?

Máy bay T-6 Texan II. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong những năm tới, đội máy bay huấn luyện của Không quân Việt Nam dự kiến sẽ được cập nhật. Theo báo Tuổi Trẻ Online, 12 chiếc máy bay huấn luyện động cơ tuốc bin cánh quạt T-6 Texan II sẽ được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2027.
Những chiếc máy bay T-6 mới hoàn toàn “sẽ góp phần vào quá trình hiện đại hóa chương trình đào tạo phi công cho không quân Việt Nam trong tương lai”. Tất nhiên, phía Mỹ cũng hỗ trợ Việt Nam đào tạo các kỹ thuật viên cho nhiệm vụ bảo dưỡng và phi công sử dụng máy bay T-6.
Rõ ràng, nhu cầu cập nhật đội máy bay huấn luyện cho công tác đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam đã chín muồi. Những chiếc máy bay Yak-18 và Yak-52 được trang bị động cơ pít-tông do Liên Xô sản xuất đã lỗi thời và một số bộ phận của máy bay có thể bị hao mòn.
Tập đoàn Raytheon của Mỹ chế tạo máy bay T-6 Texan II dựa trên mẫu Pilatus PC-9 của Thụy Sĩ. Khác với máy bay Thụy Sĩ, T-6 có thân máy bay dài hơn và buồng lái điều áp. Theo nhiều nguồn khác nhau, kể từ tháng 6 năm 1998, số lượng máy bay T-6 thuộc các phiên bản khác nhau lên tới 900 chiếc. Loại máy bay này đang phục vụ trong lực lượng không quân không chỉ của Hoa Kỳ mà còn của Vương quốc Anh, Canada, Argentina, Mexico, Maroc, Hy Lạp, Israel, Iraq và New Zealand.
Buồng lái của phiên bản mới nhất T-6 Texan II được trang bị màn hình ba màu đa chức năng, đèn báo góc rộng trên kính chắn gió (tương tự như trên máy bay F-16 hoặc F/A-18, hệ thống được thiết kế để hiển thị thông tin trên kính chắn gió mà không hạn chế tầm nhìn của phi công), cũng như buồng lái "kính" kỹ thuật số với bảng điều khiển và hiển thị dữ liệu chuyến bay UFCP, hệ thống điều khiển kiểu HOTAS (hệ thống điều khiển bằng tay ga và cần).
Máy bay tấn công-trinh sát hạng nhẹ AT-6E Wolverine được thiết kế trên cơ sở máy bay huấn luyện này đưa vào trang bị vào năm 2021 và được Mỹ tích cực quảng bá trên thị trường. Nó được trang bị động cơ mạnh hơn (1.755 mã lực), ghế phóng, hệ thống trao đổi chỉ định mục tiêu với máy bay F-16 và A-10 khi yểm trợ cho lực lượng mặt đất, hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa, bộ cảm biến tích hợp máy ảnh màu và hồng ngoại, các thiết bị tác chiến điện tử và một bộ liên lạc và định vị vệ tinh.
AT-6E Wolverine có thể mang bom thường và bom dẫn đường bằng laser (Paveway), tên lửa không dẫn đường và tên lửa dẫn đường (tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire), thùng chứa thiết bị trinh sát.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Đại tá Makar Aksyonenko, chuyên gia về sử dụng hàng không trong chiến đấu, Tiến sỹ Khoa học quân sự, lưu ý rằng, ý muốn của giới lãnh đạo quân sự Việt Nam hiện đại hóa hệ thống đào tạo phi công, bao gồm cả đội máy bay huấn luyện, là hoàn toàn dễ hiểu.
Thượng úy Toại chuẩn bị cho chuyến bay tốt nghiệp trên dòng T-6 ngày 29/5/2019.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Mỹ sắp chuyển giao cho Việt Nam 12 máy bay huấn luyện T-6

“Kế hoạch thay thế đội máy bay huấn luyện lỗi thời là hoàn toàn hợp lý. Đánh giá về đặc điểm của T-6 Texan II, tôi có thể nói rằng, loại máy bay này rất xứng đáng, phù hợp cho việc huấn luyện phi công ban đầu: cả huấn luyện bay và sử dụng vũ khí tên lửa và đạn. Hơn nữa, loại máy bay này bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ ​​lâu, với số lượng lớn, và đang được sử dụng trong lực lượng không quân của một số quốc gia, được trang bị một số giải pháp kỹ thuật tương tự như các giải pháp được sử dụng trên máy bay chiến đấu. Các quy định kỹ thuật đặt ra cho máy bay loại này, độ bền đã được chứng minh của chúng, sẽ cho phép Không quân Việt Nam vận hành chúng trong 20 năm. Khả năng sử dụng loại máy bay này như một máy bay tác chiến hạng nhẹ (tuần tra bảo vệ khu kinh tế, chống cướp biển, v.v.) cũng có sức cám dỗ”, - ông Makar Aksyonenko lưu ý.

Theo chuyên gia quân sự Nga, cơ sở hạ tầng sân bay của Việt Nam có thể hạn chế đáng kể việc sử dụng T-6 Texan II.
Máy bay huấn luyện của Mỹ được thiết kế để hoạt động trên các sân bay có lớp phủ nhân tạo, nó chỉ có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng bê tông. T-6 khó có thể làm việc một cách đáng tin cậy trên các sân bay nhỏ tại địa phương. Và ở điểm này, nó kém hơn so với đối thủ cùng tuổi của Brazil: máy bay huấn luyện và tấn công hạng nhẹ Embraer EMB 314 Super Tucano. Máy bay Brazil có thể được sử dụng trên các đường băng không trải nhựa, có cùng mục đích sử dụng và có tải trọng chiến đấu nhiều hơn 200 kg so với máy bay Mỹ. Cuối cùng, EMB 314 rẻ hơn 1/3 so với T-6 Texan II.

“Tất nhiên, giới lãnh đạo quân sự Việt Nam có quyền đưa ra lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, có chú ý đến tính khả thi về kinh tế và... triển vọng chính trị-quân sự (không buộc mình vào tổ hợp công nghiệp-quân sự của Hoa Kỳ, một quốc gia có những kế hoạch sâu rộng), có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc với một bên trung lập, với nước Brazil có nền kinh tế đang phát triển. Và với tư cách là chuyên gia quân sự, đồng thời là phi công, tôi sẽ chọn Super Tucano trong số hai loại máy bay”, - Đại tá Makar Aksyonenko nói.

“Nguy cơ Không quân Việt Nam rơi vào tình trạng lệ thuộc về mặt kỹ thuật quân sự gây cho tôi sự bối rối không nhỏ. Họ có thể bị mất thăng bằng. Ai có thể đảm bảo rằng, trong trường hợp có một số bước đi độc lập về quân sự-chính trị, Việt Nam sẽ không bị trừng phạt? Và có thể mất khả năng sử dụng các phương tiện bay này, liệu chúng có bị rút khỏi lực lượng chiến đấu?”, - chuyên gia quân sự cảnh báo.

Đa dạng hóa hợp tác kỹ thuật quân sự

Việt Nam đang hướng tới đa dạng hóa hợp tác kỹ thuật quân sự. Tất nhiên, Việt Nam có quyền quyết định hợp tác với ai trong lĩnh vực rất đặc biệt này. Tuy nhiên, ông Makar Aksyonenko cho rằng, việc chuyển giao T-6 Texan II cho Việt Nam sẽ là "tín hiệu đầu tiên" cho thấy rằng, Không quân Việt Nam chuyển sang sử dụng kỹ thuật quân sự của phương Tây, bao gồm cả Mỹ.
Quân nhân Mỹ tại sân bay Kabul. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Về “nước cờ đi trước” ở Afghanistan và “đòn gió để hù dọa” của Mỹ
“Thời gian giao hàng kéo dài cũng đáng báo động: ba chiếc đầu tiên sẽ được giao trong quý đầu năm 2024, hai hoặc ba chiếc nữa sẽ được giao vào cuối năm đó. Số còn lại sẽ được giao vào năm 2027. Điều gì ngăn cản Mỹ chuyển giao 12 chiếc trong vòng 1 năm? Phải chăng ngành công nghiệp máy bay của Hoa Kỳ không thể chế tạo chúng nhanh hơn? Tôi không tin! Rõ ràng đây là một thông điệp: "Chúng tôi sẽ xem bạn sẽ cư xử như thế nào...". Đây là vị trí chính trị xảo quyệt giúp thúc đẩy đối tác. Nói chung, việc kéo dài thời gian tái vũ trang không phải là lựa chọn tốt nhất. Nếu phải có vũ khí, thì - không phải ngày mai, không phải sau một năm, mà ngay bây giờ”, - chuyên gia Nga lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала