Quan điểm “Non cao cũng có đường trèo" trong phát triển kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường bất động sản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường bất động sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 25/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, trái phiếu doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo một số bộ, ngành và lãnh đạo các ngân hàng Thương mại Nhà nước.
Theo TTXVN, mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quý I/2023 tăng trưởng kinh tế nước ta thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Để kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, ban hành Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn thực hiện các giải pháp liên quan lĩnh vực tài chính, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Đồng Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2023
Gói hỗ trợ lãi suất "bị ế": NHNN yêu cầu quyết liệt thực hiện
Nhờ đó các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ, tình hình sản xuất, kinh doanh được thúc đẩy.
Theo Thủ tướng, trước hết phải sử dụng các công cụ của Nhà nước, của ngân hàng để tiếp tục khơi dậy sức mạnh chung của đất nước, huy động nguồn lực để phát triển, đặc biệt là để tháo gỡ khó khăn trong lúc này, trong đó có cơ chế để huy động nguồn lực trực tiếp vào các chủ đề liên quan đến bất động sản, tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của doanh nghiệp của người dân, thị trường trái phiếu.... từ đó đưa ra các chính sách kịp thời.
Với quan điểm “Non cao cũng có đường trèo; đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” và “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, cuộc họp này, Thủ tướng yêu cầu Thường trực Chính phủ rà soát các công việc đã và đang thực hiện; tiếp tục phát hiện những vướng mắc cần tháo gỡ; thống nhất quan điểm, phương pháp để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu trên 4,07 tỷ USD. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2023
Sóng gió ập đến và hiệu ứng từ "bàn tay" Chính phủ Việt Nam
Trong đó có cơ chế, chính sách, sử dụng công cụ của ngân hàng để khơi dậy mọi nguồn lực của đất nước, kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển…
"Cơ chế, chính sách là huy động nguồn lực, tạo ra động lực và chúng ta cũng lấy đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư, lấy nguồn lực của Nhà nước để kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, khi thay đổi cơ chế, thay đổi một số nhiệm vụ giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, phù hợp với ý Đảng, lòng dân thì cơ chế đó được phát huy rất nhanh. Thực tế chuỗi việc làm vừa qua, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, các ngành vào cuộc thì tình hình đã thay đổi", Thủ tướng cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала