Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc điều tàu tuần tra đến đảo Phú Lâm: Việt Nam "nói thẳng" quan điểm

© Sputnik / Taras IvanovPhó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này không đc Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Đây là thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 22/06 tại Hà Nội.
Liên quan đến việc Trung Quốc đã cử tàu tuần tra hàng hải Haixun 03 đến đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), tuần tra vùng biển xung quanh đến tháng 7, bà Phạm Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ:

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với Luật pháp Quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, không có lợi cho hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở biển Đông".

Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Biển Đông
ASEAN dời chuyển tập trận hàng hải ra khỏi vùng biển tranh chấp với Trung Quốc
Haixun 03 là tàu tuần tra biển lớn nhất của Trung Quốc, dài 128,6m, rộng 16m. Nó có tốc độ thiết kế 20 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 10.000 hải lý. Nó có thể tuần tra trong 60 ngày mà không cần tiếp tế.
Trước đó, ngày 10/6, bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời câu hỏi của phóng viên về đề nghị bình luận phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6/6 về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc.
Theo đó, bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quy chế pháp lý của quần đảo Trường Sa và các thực thể của quần đảo này đã được xác định rõ theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Biển Đông
Việt Nam theo dõi sát tàu Hướng Dương Hồng 10 trên Biển Đông

"Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam phải được tôn trọng", đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hằng, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào sự hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật ở khu vực, trong đó có Biển Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала