Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Triển vọng tạo ra một khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Trung Đông trông rất xa vời

© AP Photo / Ohad ZwigenbergNhững chiếc ô tô cháy rụi sau khi tên lửa từ Dải Gaza phóng tới thành phố Ashkelon của Israel
Những chiếc ô tô cháy rụi sau khi tên lửa  từ Dải Gaza phóng tới thành phố Ashkelon của Israel - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Triển vọng tạo ra một khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Trung Đông trông rất xa vời, vì Israel từ chối tham gia đối thoại với các nước láng giềng và nếu không có quốc gia này thì sáng kiến ​​này sẽ vô nghĩa, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna Mikhail Ulyanov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Tất nhiên, triển vọng thành lập một khu vực giờ đây rất xa vời và không chỉ vì Gaza, vì tình hình ở Dải Gaza, mà còn vì người Israel từ chối đối thoại với các nước láng giềng, từ chối tham gia hội nghị của Liên Hợp Quốc về việc thành lập khu vực này. Và nếu không có Israel, đương nhiên, một khu vực như vậy sẽ không có ý nghĩa gì", - ông Ulyanov nói.

Nhà ngoại giao Nga bày tỏ tin tưởng rằng vấn đề này sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự quốc tế chừng nào còn cần thiết - cho đến khi thực hiện nghị quyết năm 1995 về Trung Đông.
"Các nước láng giềng của Israel không vội. Hội nghị sẽ được tổ chức hàng năm. Chúng ta sẽ chờ xem. Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa - vấn đề này sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự cho đến khi khu vực này được thành lập", - ông Ulyanov kết luận.
Nam Israel gần biên giới Gaza, sau các cuộc không kích của Israel - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Về chuyện đóng băng vấn đề ngừng bắn ở Gaza

Đề xuất của Netanyahu về Gaza không phù hợp với hoàn cảnh thực tế

Nhà khoa học chính trị và chuyên gia về các nước Trung Đông Stanislav Tarasov bình luận với Sputnik về ba điều kiện cho hòa bình ở Dải Gaza do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu ra.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu ba điều kiện để đạt được hòa bình ở Dải Gaza. Trong bài báo viết cho The Wall Street Journal, ông nói rằng phong trào Hamas của người Palestine phải bị tiêu diệt, Dải Gaza phải được "phi quân sự hóa" và xã hội Palestine phải được "phi cực đoan hóa".
Theo Thủ tướng Israel, việc "tiêu diệt" Hamas là cần thiết để ngăn chặn xung đột leo thang hơn nữa; để "phi quân sự hóa" Gaza, cần phải thiết lập một khu vực an ninh tạm thời dọc theo chu vi của vùng đất này. Xã hội Palestine "phải được chuyển đổi để mọi người bắt đầu ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố, thay vì tài trợ cho nó", ông Benjamin Netanyahu nêu trong bài báo.
"Bài báo của Netanyahu không phù hợp với thực tế. Thực tế là quá trình đang phát triển theo một kịch bản hoàn toàn khác. Mới đây, ở Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra cuộc gặp bí mật giữa đại diện của Hamas và Fatah với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại đây đã công bố một dự án nhằm hợp nhất hai cơ cấu này, đồng thời các cuộc đàm phán tương tự đang diễn ra ở Algeria về việc thống nhất Fatah và Hamas. Các dự án thành lập ủy ban quốc gia về Palestine đang được triển khai. Chỉ cần dự án này được thực hiện, các phong trào của người Palestine sẽ tuyên bố tự giải tán. Và khi đó sẽ không còn Hamas nữa, mặc dù sức mạnh chính trị thực sự và tiềm năng quân sự của cơ cấu này sẽ vẫn còn", - chuyên gia lưu ý.
"Đó chính là vấn đề. Hamas đang cố gắng "tự giải thể". Và nhân tiện, phong trào này thực hiện những động thái khá thông minh. Nếu họ "tan biến" như một cụm từ viết tắt, như một lực lượng chính trị trong ủy ban quốc gia này, thì không có Hamas. Khi đó, câu hỏi đặt ra là Netanyahu sẽ chiến đấu với ai", - ông Stanislav Tarasov nêu quan điểm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала