Bộ Công an đề xuất mẫu thẻ căn cước mới, 83 triệu thẻ đã cấp có phải làm lại?

© Ảnh : Phương QuyênTheo dự thảo Luật Căn cước, nhiều thông tin trên mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được Bộ Công an đề xuất sửa đổi.
Theo dự thảo Luật Căn cước, nhiều thông tin trên mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được Bộ Công an đề xuất sửa đổi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Đăng ký
Mẫu thẻ căn cước mới, dự thảo thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước vừa được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến từ người dân và các cơ quan tổ chức.
Đổi tên căn cước công dân, hơn 83 triệu thẻ đã cấp người dân có phải làm lại căn cước mới, CMND còn hạn được dùng đến khi nào?

Bộ Công an đề xuất mẫu thẻ căn cước mới

Ngày 7/2, Bộ Công an đã công bố dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước và mẫu giấy chứng nhận căn cước để lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân.
Thông tư được xây dựng nhằm triển khai quy định mới tại luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7, thay thế cho luật Căn cước công dân hiện hành.
Trước đó, ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang luật Căn cước.
Mẫu thẻ mới sẽ có tên là căn cước, thay vì căn cước công dân như hiện nay. Bộ Công an cho biết, điều này nhằm phù hợp với quy định tại luật Căn cước.
Về kích thước, hình dáng, thẻ căn cước cơ bản giống như thẻ căn cước công dân. Theo hình ảnh được Bộ Công an công bố thì thẻ căn cước có hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Thẻ căn cước được sản xuất bằng chất liệu nhựa, được bảo an.
Tuy khá giống mẫu căn cước cũ, tuy nhiên, một số thông tin thể hiện trên mặt thẻ sẽ được thay đổi. Chẳng hạn, dòng chữ "căn cước công dân" sẽ đổi thành "căn cước"; mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh"; "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú".
© Công an nhân dânMặt trước của thẻ căn cước
Mặt trước của thẻ căn cước - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Mặt trước của thẻ căn cước
Cùng với đó, 2 mục thông tin về "nơi đăng ký khai sinh" và "nơi cư trú" này cũng sẽ được chuyển sang mặt sau của thẻ căn cước, thay vì mặt trước của thẻ như hiện nay.
Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ "Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" đổi thành "Bộ Công an"
© Công an nhân dân Mặt sau của thẻ căn cước
Mặt sau của thẻ căn cước - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2024
Mặt sau của thẻ căn cước
Đáng chú ý, trên mặt thẻ căn cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhận dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải như trước đó.
Mã QR code cũng sẽ được chuyển sang mặt sau của thẻ căn cước thay vì mặt trước như hiện nay.
Thông tin trong mã QR code (kích thước 11mm x 11mm) gồm họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có).
Bộ Công an cũng cho hay, thông tin lưu trữ trong chíp điện tử của thẻ căn cước được thể hiện dưới định dạng ký tự (TEXT), hoặc định dạng ảnh (JPEG2K, WSQ, JPEG2K/PNG) và mã hóa bằng phương pháp sử dụng thuật toán và tham số mật mã do Ban Cơ yếu chính phủ đánh giá, thẩm định bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, bảo mật theo quy định của pháp luật.

Có phải làm lại 83 triệu thẻ căn cước đã cấp?

Tính đến nay, Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ căn cước cho công dân đủ điều kiện.
Hiện ở Việt Nam có nhiều loại giấy tờ tùy thân đang tồn tại, gồm: Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip.
Do đó, nhiều người băn khoăn, với việc ban hành mẫu thẻ căn cước mới, liệu hàng chục triệu thẻ căn cước công dân đã cấp thời gian qua có còn hiệu lực, người dân có phải đi làm lại thẻ hay không.
Theo dự thảo thông tư, Bộ Công an khẳng định, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Trong trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước thì được cấp thẻ mới theo quy định.
Tại Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp cũng quy định rõ: "Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước".
Trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Liên quan đến vấn đề này, tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV cuối tháng 11 vừa qua, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến một số quy định của Luật Căn cước, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cũng khẳng định điều này.
"Người dân không phải đến cơ quan quản lý để tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu cần đổi thẻ hoặc bổ sung, thay đổi nội dung nào đó liên quan đến cá nhân thì mới đến cơ quan chức năng để cấp đổi thẻ", - Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức nêu rõ.
Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và một số luật, nghị quyết quan trọng khác - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ phải cung cấp thông tin cá nhân và người thân

Căn cước cho công dân dưới 14 tuổi

Điều 19 Luật Căn cước quy định người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu (không bắt buộc).
Trước đó, khi thảo luận về dự án luật Căn cước, một số kiến của ĐBQH đề nghị không quy định cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, vì sẽ làm phát sinh thủ tục hành chính và chi phí thực hiện. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc này là phù hợp.
Theo ý kiến của cơ quan thẩm tra, thông qua việc sử dụng thẻ căn cước, người dưới 14 tuổi có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ vào thẻ, giúp tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước trong việc cấp các loại giấy tờ này.
Ngoài ra, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân trong việc đi lại cũng như học tập, khám chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước, Luật Căn cước quy định công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ Căn cước theo quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo.
Tại dự thảo thông tư, Bộ Công an cũng nêu đề xuất 2 mẫu thẻ cho người từ 6 tuổi trở lên và người từ 0 - 6 tuổi.
Cụ thể, với người từ 6 tuổi trở lên, thẻ căn cước sẽ theo quy chuẩn chung, như đã đề cập ở trên. Với trẻ từ 0 - 6 tuổi, mặt trước của thẻ căn cước sẽ lược bỏ ảnh của người được cấp thẻ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала